Ánh Sáng Giác Ngộ Qua Cái Nhìn của Bồ-tát Tất-đạt-đa
Xưa
và nay, trong lịch sử của nhân loại, tất cả các nhà đạo học và thế học muốn
thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá
trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi
ích cho tha nhân. Nhờ trải qua các quá trình kham nhẫn, tu, học, và giúp đỡ cho
tự thân và tha nhân như vậy, thì họ mới có thể trở thành những nhà khoa học,
toán học, văn học, triết học, đạo học, v. v… Bồ-tát Tất-đạt-đa Gautama,[1] một
vị đạo Sư tâm linh hoàn hảo, có đầy đủ đức hạnh, từ bi, và trí tuệ, trải qua 6
năm tu khổ hạnh rừng già với năm anh em Ông A-nhã Kiều-trần-như. Sau một thời
gian tầm sư học đạo, Bồ-tát, một con người xuất chúng bằng xương bằng thịt, đã
tìm ra chân lý bằng cách thiền định tại Bồ-đề-đạo-tràng suốt 49 ngày đêm, và
chứng ngộ viên mãn dưới cội cây Bồ-đề. Lúc đó, Bồ-tát trở thành Phật hiệu là
Thích-ca-mâu-ni, một đức Phật lịch sử, có mặt trong lịch sử tư tưởng của nhân
loại, được chư thiên và loài người tôn kính, có khả năng đem ánh sáng giác ngộ,
tình thương, và hòa bình đích thực cho pháp giới chúng sanh trên khắp hành tinh
này.
The
Light of Enlightenment through Bodhisattva Siddhārtha’s
vision
Anciently and
presently, in the history of humankind, all religious leaders and secular
leaders want to achieve good results in life, first, they have to experience
the processes of endurance, effort, cultivation, learning, training themselves,
helping, and bringing the benefits to other people. Thanks to overcoming the
processes of patience, cultivation, learning, and helping themselves and others
like this, they can become scientists, mathematicians, writers, philosophers,
religious leaders, etc. Bodhisattva Siddhārtha Gautama,[2] a
perfect spiritual Master, who was full of the qualities of virtue,
loving-kindness, compassion, and wisdom, spent 6 years practicing asceticism in
an old jungle with five brothers of Elder Aññā Kondañña. After a while looking for teachers to
study, Bodhisatva, an outstanding person in the flesh and bone, found
out the truth by meditating in Bodhgaya throughout 49 days and nights, and got
perfect enlightenment beneath the Bodhi tree. At that time, Bodhisattva became the Buddha titled Sakyamuni, the historical Buddha, present
in the history of human thought, respected and honored by gods and
human beings, and had the capacity to bring the light of enlightenment, love,
and authentic peace to all living things and living beings all over this
planet.
Qua
những ý nghĩa tổng quát được đề cập ở trên, người viết mạnh dạn đặt tựa đề cho
bài viết này là “Ánh Sáng Giác Ngộ
qua Cái Nhìn Tuệ Giác của Bồ-tát Tất-đạ-đa.” Cái nhìn ở đây
được hiểu là cái nhìn kết quả của việc thực tập thiền quán và tuệ giác, có khả
năng thấy rõ tiến trình kham nhẫn, tinh tấn, tu tập thiền định, thành đạo,
hoằng pháp, và giáo hóa chúng sanh của Bồ-tát Tất-đạ-đa (Bodhisattva Siddhārtha).
Trong chủ đề của bài viết này, chúng ta bắt gặp các cụm từ như “Ánh Sáng, Giác Ngộ, Bồ-tát, Tất-đạt-đa.”
Sau đây, người viết lần lượt giải thích từng thuật ngữ một và tìm hiểu ý nghĩa
và nội dung của các thuật ngữ trên.
Through the above mentioned general meanings, the writer boldly
titles this writing “The Light of Enlightenment through
Bodhisattva Siddhārtha’s Vision.” This
vision, which is here understood as the resultant vision of practicing
contemplation meditation and insight, has the ability to clearly see the
process of endurance, diligence, cultivation of meditation and concentration,
enlightenment attainment, Dharma propagation, and the teaching of human beings
of Bodhisattva Siddhārtha. In the title of this writing, we encounter words like “Light,
Enlightenment, Bodhisattva, Siddhārtha.” Here, the writer explains in turn
each terminology and learn about the meanings and contents of the foregoing
terminologies.
Thông
thường, khi đề cập tới ánh sáng,
người ta nghĩ tới ánh sáng mặt trời, ánh sáng mặt trăng, ánh sáng sao hôm, sao
mai; áng sáng đèn điện, đèn xe, đèn ne-on, v. v … Các loại ánh sáng này là ánh
sáng thiên nhiên, ánh sáng vật chất, hay ánh sáng nhân tạo mà thôi. Khác với
các loại ánh sáng trên, ánh sáng được thảo luận ở đây chính là ánh sáng giác ngộ, xuất phát từ sự tu
tập thiền định, kham nhẫn, tinh tiến, thanh lọc, và chuyển hóa phiền não thành
giác ngộ của Bồ-tát Tất-đạt-đa.
Normally, when referring to the light, people often think about sunlight, moonlight, evening star
light, morning star light, electric lights, car lights, neon lights, etc. These
kinds of lights are natural light, material lights, or artificial lights.
Different from kinds of those lights, the light here discussed mainly is the light of enlightenment, originates
from Bodhisattva Siddhārtha’s
meditation practice, endurance, effort, purification, and defilement
transformation into enlightenment.
Nhờ
tu tập thiền định thuần tịnh, chánh niệm, và tỉnh thức, Bồ-tát có khả năng đoạn
tận vô minh, phiền não, lậu hoặc, chấp thủ, v.v… thành tựu giác ngộ, và chấm
dứt vòng tái sinh luân hồi.
Thanks to practicing meditation-concentration purely, mindfully,
and consciously, Bodhisattva who
had the ability to terminate ignorance, defilements, leaks, attachments,
etc., achieved enlightenment, and ended the cycle of death and rebirth.
Thus, the light of enlightenment mentioned here symbolizes
Buddhism, the Buddha, the Dharma, and his disciples (Sangha). Buddhism
is the religion of peace, the Buddha is the King of peace, the Dharma is the
path of peace, and the disciples are the messengers of peace.[4] Peace is authentically present whenever we
learn, understand, practice, and apply the Buddhadharma in our daily lives
appropriately in various localities, regions, and countries. When we understand
and practice so, the light of the World-Honored One’s enlightenment has the
ability to shine all over the world. Moreover, we know that in the
factors of his enlightenment, there are still other substances such as right
mindfulness, awareness, stableness, relaxation, carefreeness, and calmness.
Achieving those qualities, practitioners will undoubtedly obtain peacefulness
and joyfulness right here and right now in the present moments.
Giác ngộ có nhiều ý nghĩa và giai đoạn khác nhau như sau:
Giác
ngộ của hành giả phàm phu, qua quá trình tu tập, chuyển hóa phiền não, áp dụng,
và thực hành Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình, chúng ta có thể
đạt được giác ngộ từng phần và dần dần. Giác ngộ của hành giả Bồ-tát, qua quá
trình tu tập, đoạn tận hết các phiền não, và khám phá được khổ (Dukkha),
khổ tập (Dukkha Samudaya), khổ diệt (Dukkha Nirodha), và con
đường đưa đến khổ diệt (Dukkha Nirodha Gāminī Patipadā),[5] Bồ-tát
Tất-đạt-đa có khả năng đạt được giác ngộ toàn phần và toàn hảo.
Enlightenment contains many
different meanings and stages as follows:
Enlightenment of ordinary practitioners, through the process of
cultivating, transforming defilements, applying, and practicing the Buddha
Dharma in our daily lives, we can obtain enlightenment partially and gradually.
Enlightenment of the Bodhisattva practitioner, through the
process of having cut off afflictions, and discovering the truth of suffering (Dukkha),
the origin of suffering (Dukkha Samudaya), the cessation of suffering (Dukkha
Nirodha), and the path leading to the cessation of suffering (Dukkha Nirodha Gāminī Patipadā),[6] Bodhisatta Siddhārtha had
the ability to attain enlightenment fully and
perfectly.
Trong
quá trình tu tập của Bồ-tát Tất-đạt-đa, với chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi
và thảnh thơi, Bồ-tát không những thành tựu giác ngộ giải thoát trong nhiều đời
sống quá khứ, mà ngay trong hiện đời, ngài là hiện thân một đức Phật sơ sinh,
và cũng là đức Phật Thích-ca-mâu-ni (Sakyamuni Buddha) sau này. Có lần
nọ, vua Tịnh Phạn, thân phụ của Ngài, đã hai lần chắp tay chào xá con mình và
một lần đảnh lễ đức Phật; đó là,
1. Vua
chắp tay xá chào con mình trong lúc đạo Sĩ A-tư-đà (Asita) đang xem
tướng cho thái tử sơ sinh. Sau này, thái tử sẽ đi tu và trở thành một Bậc tỉnh
thức và giác ngộ viên mãn, có khả năng đưa đường và chỉ lối hòa bình, an lạc và
hạnh phúc cho số đông trên khắp hành tinh này.
1. The king put his hands
together and greeted his son while the seer Asita was considering
prince’s physiognomies. The prince who would later leave the royal family for a
religious life became the fully awakened and enlightened One, had the ability
to show the path of peace, joyfulness and happiness to the many all over this
planet.
2. In the ceremony of plow and cultivation, the
king put his hands together and greeted his son while the prince at the age of
9 meditating beneath a pink apple tree contemplated, and saw living beings
fighting, killing, and eating one another. With his ready compassion heart, the
prince spread his loving heart to all living things and living beings.
3. Vua đảnh lễ đức Phật trong khi đức Phật đang đi khất thực trên đường về thăm thành Ca-tỳ-la-vệ, nơi đây các vị hoàng thân quốc thích trưởng thượng trong hoàng cung sinh tâm cao ngạo và cho rằng đức Phật chỉ là con cháu của họ mà thôi. Lúc ấy, đọc được tư tưởng của các vị, đức Phật liền dùng năng lực nước từ bi và lửa trí tuệ nhiếp phục và cảm hóa được các vị. Lúc đó, những người này sinh tâm cung kính và đảnh lễ đức Phật và Tăng đoàn.
3. The king paid homage to the Buddha while the
Buddha was going for alms on the way back to visit Kapilavastu City, where his elderly imperious
relatives in the royal palace bore their minds of arrogance and thought that
the Buddha was only their descendant. At that time, reading their thoughts, the
Buddha used energies of compassionate water and wisdom fire to collect and
convince them. At that time, these people aroused their respectful hearts and
paid homage to the Buddha and his Sangha.
Như
vậy, chúng ta thấy rằng khả năng giác ngộ bao gồm chất phàm và chất thánh luôn
có mặt trong thân tâm của họ. Trong chất phàm có chất thánh; trong chất thánh
có chất giác ngộ và giải thoát. Chất thánh trong Phật giáo được hiểu là Phật
tánh hay chất Phật. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tuyệt đối, chúng ta thấy khả
năng giác ngộ trong họ, ở thánh Phật tánh không tăng, ở phàm Phật tánh không
giảm.
Thus, we can see the potential for enlightenment comprising the
secular substance and the holy substance, which are always present in their
bodies and minds. In the secular substance, there is the holy substance; in the
holy substance, there are the substance of enlightenment and liberation. The
holy substance in Buddhism is understood as Buddha nature or Buddha substance.
However, considering the absolute aspect, we see the potential for
enlightenment within themselves, in the holy substance, Buddha nature is no
more, and in the secular substance, Buddha nature is no less.
Hiểu
rộng thêm nữa là, theo quan điểm từ bi của Phật giáo, ở trong con người và con
vật, Phật tánh đều có, và ngay cả ở trong các loài vô tình, Phật tánh cũng đều
có mặt. Hiểu rõ được ý nghĩa như vậy, thì chúng ta có thể vun trồng và tưới tẩm
Phật tánh trong ta và trong các loài hữu tình và vô tình bằng cách bảo vệ môi
sinh, tôn trọng sự sống của muôn sự và muôn vật bằng cách thực hành điều đạo
đức thức thứ nhất của đạo giác ngộ. Dù ở địa vị phàm phu hay thánh quả, dù ở
các loài vô tình hay hữu tình, nếu chúng ta tu tập tâm từ bi và trí tuệ tốt
đẹp, thì ánh sáng Phật tánh trong ta hiển bày.
Understanding more broadly, according to the standpoints of
Buddhist loving-kindness and compassion, in human beings and in animals, Buddha
nature is present, and even in insentient beings, Buddha nature is also
present. Understanding the meanings clearly like this, we can cultivate and
water Buddha nature in us, in sentient beings, and in insentient beings by
protecting the environment, respecting their lives of all living things and
living beings by practicing the first ethical training of Buddhism, the path of
enlightenment. Whether in secular position or in holy position, whether in
kinds of insentient beings or in those of insentient beings, if we practice
loving-kindness, compassion, and wisdom well, the light of Buddha nature within
us visibly.
Tuy
nhiên, xét về khía cạnh tương đối, chúng ta biết sự biểu hiện Phật tánh tùy
theo mức độ tu tập của mỗi hành giả phàm phu và hành giả Bồ-tát. Ở thánh, Phật
tánh tỏa sáng như ánh trăng Rằm, ở phàm, Phật tánh tỏa sáng như ánh trăng khuyết.
Đối với hành giả Bồ-tát, qua quá trình tu tập và chứng ngộ, Phật tánh có thể
tỏa sáng 100%, vì phiền não và lậu hoặc đã được đoạn diệt. Đối với hành giả
phàm phu, qua quá trình tu tập, thanh lọc và chuyển hóa, Phật tánh có thể tỏa
sáng khoảng …40, 60, 80…%, vì phiền não và lậu hoặc đang và cuối cùng sẽ được
đoạn diệt hoàn toàn.
However, considering relative
aspect, we know the manifestation of Buddha nature depends on the
cultivation level of every ordinary practitioners and Bodhisattva
practitioners. In the holy One, Buddha nature shines like the full Moon, in the
human being, Buddha nature shines like the crescent Moon. Toward Boddhisattva
practitioners, through the process of cultivation and enlightenment, Buddha
nature within them can shine 100 percent, because their defilements and leaks
have been annihilated. Toward ordinary practitioners, through the process of
cultivation, purification, and transformation, Buddha nature within them can
shine …40, 60, 80 percent, etc., because their defilements and leaks are being
annihilated and eventually will be totally annihilated.
Trăng
mờ vì mây, Phật tánh mờ vì phiền não; mây tan nhờ gió, phiền não tham, sân, si…
đoạn diệt nhờ tu tập và chuyển hóa. Tu tập có nghĩa là quá trình nhận diện và
chuyển hóa các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến... Khi các phiền não
đã được chuyển hóa và đoạn diệt, thì ánh sáng giác ngộ của hành giả Bồ-tát tròn
sáng và hiển bày. Ở điểm này, Bồ-tát Tất-đạt-đa, người đã chứng ngộ viên mãn,
và đáng được thế gian quy ngưỡng và tôn kính.
The moon is dim because of clouds, Buddha nature is dim because
of afflictions; clouds are dispersed by the wind, afflictions of desire, anger,
delusion, etc., are annihilated by cultivation and transformation. Cultivation
means the process of recognizing and transforming defilements of greed, anger,
delusion, arrogance, doubt, wrong view, etc. When defilements are transformed
and annihilated, the light of enlightenment of the Bodhisattva practitioner
shines brightly and fully. At this point, Bodhisattva Siddhārtha, attaining perfect enlightenment, is worthy
to be adored and respected by the world.
As discussed here, the light of enlightenment is understood as
the light of meditation, concentration, that of insight, that of peace, that of
great heroism, great power, and great loving-kindness and compassion discovered
and obtained enlightenment by Bodhisattva Siddhārtha. It does not fall down from heaven, it is not
a gift granted by a god. It is tasted and experienced by the Bodhisattva
through his cultivation, practice, and spiritual attainment. It is very
marvelous, surpassing, and practical in the present, intended for those who
care about, learn, practice, and apply the Buddhadharma in their daily lives to
bring peace, joy, and happiness to other people right in the world.
Thực
vậy, ánh sáng giác ngộ không chế tác bằng tham, sân, si, vô minh, tà kiến, hận
thù, và chiến tranh. Nó được chế tác bằng chánh kham nhẫn, tinh tấn, nỗ lực,
tinh thần tự tu, tự độ, tự ngộ và tự giải thoát qua việc thực tập và ứng dụng
các chất liệu từ bi, trí tuệ, hòa bình, thiền định, và tuệ giác cho số đông
ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Các chất liệu an lạc này có khả
năng khơi dậy và đánh thức những hoa trái tuệ giác trong thân tâm của Bồ-tát
trở nên bừng sáng.
Indeed, this enlightenment light is not created by greed, anger,
delusion, ignorance, wrong view, hatred, and war. It is created by right
endurance, effort, diligence, the spirits of self-cultivation, self-support,
self-enlightenment, and self-liberation through practicing and applying the
substances of loving-kindness, compassion, wisdom, peace, meditation,
concentration, and insight to the many right here and right now in this present
life. These peaceful substances have the ability to arouse and awaken flowers
and fruits of insight in Bodhisattva’s mind and body to become illuminated.
Bồ-tát
trong tiếng Phạn (Sanskrit) được viết là Bodhisattva; Bồ-đề
(Bodhi) có nghĩa là lớn, là giác ngộ, hay là tỉnh thức; Sattva có
nghĩa là một chúng sanh, một hữu tình, hay là một con người giác ngộ. Vậy
Bồ-tát (Bodhisattva) có nghĩa là một chúng sinh đã đạt được
sự giác ngộ và tỉnh thức nguyện đi trên đường vui, tu tập, và giải thoát để làm
lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.
Bodhisattva is a Sanskrit word; Bodhi means
greatness, enlightenment, awakening or awareness; Sattva means
a being, a sentient being, or an enlightened human being. Thus, Bodhisattva means
a being who has attained enlightenment and awareness vows to be on the way of
joy, cultivation, and liberation to benefit for oneself and for other people
right in this life.
Trên
lộ trình hướng đến giác ngộ và giải thoát, Tất-đạt-đa là một vị Bồ-tát bằng
xương bằng thịt có thật trong lịch sử tư tưởng nhân loại có đầy đủ phúc đức và
trí tuệ, dũng mãnh và tinh tấn, nghị lực và kham nhẫn, tìm ra chân lý và ánh
sáng giác ngộ sau này. Chính vị Bồ-tát này đã tu tập thiền định hoàn hảo, trở
thành một bậc đạo Sư tâm linh cao thượng, dẫn dường chỉ lối an vui và hòa bình
cho pháp giới chúng sanh trên quả đại cầu này.
On the route to leading to enlightenment and deliverance, Siddhārtha, who
was the Bodhisattva in the flesh and bone actually in the history of human
thought, was full of merit and wisdom, courage and effort, perseverance and
patience, found the truth and the light of enlightenment later on. It was the
Bodhisattva who practiced meditation and concentration perfectly became the
nobly spiritual Master, instructed, and showed the way of joy and peace to all
living things and living beings on earth.
Phàm
phu chúng ta, vì nghiệp lực, mà sinh
ra nơi đời, nên mỗi người gặp nhiều hoàn cảnh khác nhau, căn tánh khác nhau,
gia đình khác nhau, mức độ giàu nghèo khác nhau… không ai giống ai cả. Thái tử
Tất-đạt-đa, một vị Bồ-tát đích thực, vì nguyện
lực, mà sinh ra nơi đời trong một gia đình hoàng tộc, giàu sang, và quyền
quý ở thành Ca-tỳ-la-vệ (P. Kapilavatthu S. Kapilavastu),
một phần của Nê-pan ngày nay.[7]
We ordinary beings, because of the karma power, were born, we each encounter different situations, different
natures and characteristics, different families, different levels of wealth and
poverty, etc., no one is alike at all. Prince Siddhārtha, who is an authentic Bodhisattva,
because of the vow power, was born in the world at his royal, wealthy,
and powerful family in Kapilavatthu, a part of Nepal today.[8]
Growing up, the prince got married with Yasodharā, and had a unique son called Rāhula. Along with his attendant named Channa, one day the prince went to visit the four gates of royal palace, and saw four scenes of reality of life; that is, an old person, a sick person, a dead person, and an ascetic. The fourth scene, which was the ascetic, represented a calm and free way of life, made a deep impression in the prince’s heart, and created the inspirational sources for the prince later on to become a homeless monastic living in natural environment and exciting mountain and forests.
Trong
quá trình tu tập và hướng tới giác ngộ, Bồ-tát đã trải qua không chỉ sự kham
nhẫn của nội tâm, mà còn sự kham nhẫn của ngoại cảnh; ngoại cảnh là cảnh bên
ngoài, cụ thể là thời tiết và môi trường thiên nhiên. Ở Ấn Độ, vào mùa nóng,
nhiệt độ có thể lên tới 45 độ C. (45% C. = Celsius/ Centigrade = 120 degrees F.
/ Fehrenheit), và vào mùa lạnh, nhiệt độ có thể dưới 0 độ C. (0% C. = 0 degrees
C. Celsius/ Centigrade = 32 degrees F. Fehrenheit). Trong thời đại ngày nay,
sống ở trong nhà, chúng ta có đủ quần áo, chăn, gối, nệm, lò sưởi, máy điều
hòa… để bảo vệ chúng ta rất ấm áp, nhưng đôi lúc chúng ta còn cảm thấy lạnh,
nóng, và khó chịu.
In the process of cultivation and leading to enlightenment,
the Bodhisattva overcame not only the patience of inner mind,
but also that of the outer scene; outer scene is the external scene, specically
weather and natural environment. In India, in the hot season, the temperature
can rise above 45 degrees Celsius. (45% C. = Celsius/ Centigrade = 120 degrees
F. Fehrenheit), and in the cold season, the temperature can be below 0 degrees
Celsius. (0% C. = 0 degrees C. Celsius/ Centigrade = 32 degrees F. Fehrenheit).
In the present age, living at home, we have enough clothes, blankets, pillows,
mattresses, heaters, air-conditioner, etc. to protect us very well, but
sometimes we still feel cold, hot, and uncomfortable.
Bây
giờ, chúng ta hãy suy nghĩ tiếp về Bồ-tát Tất-đạt-đa (Bodhisattva Siddhārtha),
người đã sống đời sống không gia đình, ăn hoa quả, uống nước mưa, nước suối để
nuôi thân, và đã dùng tỉnh thức, chánh niệm, và thiền định để nuôi tâm… Ban
đêm, ngài ngủ dưới gốc cây, ban ngày, ngài đi khất thực. Ngài luôn dùng môi
trường thiên nhiên làm nhà, dùng cây và lá rừng làm giường chiếu, dùng trăng
sao làm đèn, dùng sự tu tập thiền, định, chánh niệm, và tỉnh giác làm món ăn
tinh thần cho thân tâm, và dùng việc hoằng dương chánh pháp làm lợi ích cho tha
nhân.
Now, we would like to keep thinking about the Bodhisattva Siddhārtha, who lived his homeless life, ate
flowers and fruits, drank rainwater, spring water to nourish his body, and used
awareness, mindfulness, meditation, and concentration to nurture his mind, etc.
By night, he slept beneath a tree and by day, he went for alms. He used the
natural environment as home, used trees and forest leaves as beds, used the
moon and stars as lamps, used cultivation of meditation, concentration,
mindfulness, and awareness to make the spiritual food for his body and mind,
and used Dharma propagation to benefit other people.
Tiếp
đến là nội tâm, phần quan trọng và sâu kín nhất của con người, được hiểu là
tàng thức (Ālaya Vijñāna), hàm chứa các hạt giống thiện và bất thiện.
Các hạt giống thiện gồm có chánh kham nhẫn, chịu đựng, khắc phục, chọn lọc,
vững chãi, tinh tiến, nghị lực, sức mạnh tinh thần, niềm tin bất thoái, ánh
sáng giác ngộ, tuệ giác... Các hạt giống bất thiện gồm có giải đãi, biếng nhác,
thoái lui, do dự, lưỡng lự, nhu nhược, yếu đuối, si mê, vô minh, v.v…
The next is inner mind, which is the most important and deepest
human part, is understood as storehouse of consciousness (Ālaya Vijñāna),
contain the the good seeds and the non-good seeds. The good seeds consist of
right patience, endurance, overcoming, selection, solidity, diligence, courage,
spiritual strength, unshakable confidence, the light of enlightenment, insight,
etc. The non-good seeds are comprised of slackness, laziness, regression,
hesitation, feebleness, weakness, delusion, ignorance, etc.
Tu
tập là quá trình thực tập kham nhẫn, nuôi dưỡng, chọn lọc, thăng tiến, và
chuyển hóa từ khó khăn thành an vui, khổ đau thành hạnh phúc, vô minh thành
minh…. Tuy nhiên, con người chúng ta, khi gặp thời tiết khắc nghiệt, ăn uống
thiếu thốn, ngủ nghỉ lạnh lẽo. v. v…, thường thì chúng ta có xu hướng sống chán
nản và thoái lui. Nhưng, Bồ-tát Tất-đạt-đa luôn hoan hỷ đón nhận những cảnh khó
khăn, khổ hạnh, và kham nhẫn, xem những nghịch cảnh này tạo thành sức mạnh tinh
thần, ý chí dũng mãnh, tinh tiến, và nghị lực phi thường, và hướng Bồ-tát tới
giác ngộ và giải thoát tâm linh sau này.
Cultivaton is the process of patience practice, nurture,
selection, advancement, and the transformation from difficulties into
peacefulness, suffering into happiness, ignorance into clear understanding,
etc. However, we humans, when encountering severe weather, eating deficiently,
sleeping coldly, etc., usually, tend to live discouragingly and downheartedly.
But, Bodhisattva Siddhārtha, who was always happy to welcome
the difficulties, asceticism, and patience, considered these adversities to
create his mental strength, strong will, effort, and extraordinary energy, and
lead him to spiritual enlightenment and deliverance later on.
With the spirits of great hero, great power, great compassion,
and great wisdom, when obtaining enlightenment and deliverance, the Bodhisattva Siddhārtha practiced
right effort, endurance, and patience. Wanting to attain enlightenment and
become the Buddha, the Bodhisattva had to start from a person
of Dependent Arising (S. pratītyasamutpāda; P. paticcasamuppāda).
Building on this person, the Bodhisattva cultivated and found
the substance of holiness, that of solidity and relaxation, peacefulness and
happiness. Leaving go of this person, the Bodhisattva did not
find the substances. As the enlightened and awakened Practitioner, the Bodhisattva found
out the light of the truth through the application and practice of right view,
right though, right patience, purification, and transformation of afflictions
of greed, anger, delusion, etc.
Chính
vì vậy, đạo Phật luôn dạy con người tu tập, chuyển hóa, và chuyển nghiệp là yếu
tố then chốt hướng tới giác ngộ. Nương vào một đấng tối cao nào đó để tìm kiếm
giác ngộ nơi vị ấy, thì hành giả không bao giờ tìm thấy. Nương vào con người
duyên sinh để tu tập, để thanh lọc, và để chuyển hóa phiền não và lậu hoặc, thì
hành giả có thể tìm thấy giác ngộ, giải thoát, và Phật tánh nơi chính mình.
Therefore, Buddhism has always taught people who cultivate,
transform, and change their karmas are the key factors leading to
enlightenment. Depending on a supreme being to search out enlightenment in him,
practitioner will never find it. Depending on an interdependent co-arising
person to cultivate, to purify, and to transform afflictions and leaks,
practitioner can find enlightenment, deliverance, and Buddha nature in himself
or herself.
Bồ-tát
Tất-đạt-đa, người tu giỏi, tìm thấy ánh sáng giác ngộ và tuệ giác trong vô minh
và tà kiến, thấy Bồ đề trong phiền não, hạnh phúc trong khổ đau, sen trong bùn,
và hoa trong rác, và thấy con đường Trung Đạo trong khổ hạnh ép xác và trong
tham đắm dục lạc. Ngược lại, cùng tu khổ hạnh với Bồ-tát, 5 anh em của A-nhã
Kiều-trần-như, những người tu không giỏi, không tìm thấy được con đường Trung
Đạo, không thực hành thiền định hoàn hảo như Bồ-tát, và không tìm thấy giác ngộ
và giải thoát nơi tự thân.
Bodhisattva Siddhārtha, who cultivated well, found the light of
enlightenment in ignorance and wrong view, found bodhi in afflictions,
happiness in suffering, the lotus in mud, and flowers in garbage, and found the
Middle Way in the ascetic way of mortification and in sensual indulgence, etc.
Conversely, cultivating asceticism together with
Bodhisattva Siddhārtha, the five brothers of Añña Koṇḍañña,
who did not cultivate well, did not discover the Middle Way, did not practice
meditation and concentration perfectly like the Bodhisattva, and
did not find enlightenment and deliverance in themselves.
Với
sự kham nhẫn và nỗ lực, với tinh thần đại hạnh và đại nguyện, Bồ-tát đã tìm ra
ánh sáng giác ngộ, chân lý Khổ (Dukkha), và con đường đưa tới chuyển hóa
khổ đau (Dukkha nirodha gāmini patipadā ariya sacca). Con đường này là
con đường Trung Đạo (Majjhimā paṭipadā) bao gồm đạo đức, thiền định, và
trí tuệ, tương tức mật thiết với “Thấy Biết Chân Chánh, Tư Duy
Chân Chánh, Nói Năng Chân Chánh, Hành Động Chân Chánh, Nghề Nghiệp Chân Chánh,
Siêng Năng Chân Chánh, Nhớ Nghĩ Chân Chánh, và Chuyên Tâm Chân Chánh.” Ở khía cạnh nghĩa đen, con đường này được ví
như con đường xa lộ có tám làn xe hỗ tương với nhau như hình với bóng tạo thành
một phương tiện giao thông hữu ích giúp người ta đi lại dễ dàng. Ở khía cạnh
nghĩa bóng, đó là con đường hòa bình bao gồm tám phương pháp thực tập rất thiết
thực cho gia đình, học đường, và cho cả xã hội. Nếu mọi người cùng nhau
áp dụng và thực hành con đường này vào trong đời sống hằng ngày đúng pháp, thì
họ có thể đem lại những hoa trái an vui và hạnh phúc đích thực cho số đông trên
khắp hành tinh này.
With patience and effort, with the spirits of great actions and
great vows, the Bodhisattva found the light of enlightenment,
the truth of suffering (Dukkha), and the path leading to transformation
of suffering (Dukkha nirodha gāmini patipadā ariya sacca). This path is
the Middle Path (Majjhimā Paṭipadā) that includes virtue, meditation,
and wisdom, interrelated closely with “Right View, Right Thought, Right
Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness, and
Right Concentration.” At the aspect of literal meanings, the path is
metaphorical as the eight-lane freeway of supporting each other like image and
its shadow creating a useful means of transportation to help people travel easily.
At the aspect of figurative meanings, it is the path of peace consisting of the
eight methods of practice very practically for families, schools, and for
society. If everyone applies and practices this path together in the daily life
in accordance right with the dharma, they can bring the flowers and fruits of
authentic joy and happiness to the many all over the planet.
Trên
đây, nội tâm và ngoại cảnh đã được trình bày. Tiếp theo, chúng ta tiếp tục tìm
hiểu ý nghĩa ma quân. Khác
với cảnh giới hữu hình của con người, ma thuộc cảnh giới vô hình; quân có nghĩa
là một nhóm số đông. Theo giáo lý ẩn dụ của Phật giáo, ma quân dụ cho những hạt
giống tiêu cực trong thân và trong tâm ta. Chẳng hạn như, mỏi mệt, biếng nhác,
giải đãi, phóng túng, buông lung, do dự, nãn chí, thoái lui, tham lam, sân
giận, si mê, bạo động, hận thù, v.v…, là những tập khí tiêu cực. Chánh kham
nhẫn, tinh tấn, dõng mãnh, nghị lực, sức sống, khoan dung, độ lượng, an lạc,
hạnh phúc, hòa bình, tuệ giác, v.v… đều là những tập khí tích cực.
Inner mind and outer scene finished being discussed above. Next,
we keep learning about the meanings of Mara’s army. Different from the visible realms of humans, maras
belong to the invisible realms; army means a group of the many. According to
the metaphorical teachings of Buddhism, Mara’s army symbolizes the negative seeds in our bodies and
minds. For example, tiredness, laziness, indolence, looseness, licentiousness,
hesitation, disheartenment, regression, greed, anger, delusion, violence,
hatred, etc. are the negative habits. Right endurance, effort, courage,
promotion, energy, vitality, tolerance, generosity, peacefulness, happiness,
peace, insight, etc. are the positive habits.
Là
người tỉnh thức, chúng ta nhận diện rằng các hạt giống tiêu cực và tích cực
luôn có mặt trong ta từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác, từ
tuần này sang tuần khác, từ tháng này sang tháng khác, và từ năm này sang năm
khác. Tu tập là quá trình giúp chúng ta thanh lọc và chuyển hóa các hạt giống
tiêu cực thành các hạt giống tích cực bằng cách áp dụng và thực hành Phật pháp
vào trong đời sống hằng ngày của mình một cách tinh chuyên, chánh niệm và tỉnh
giác. Khi chúng ta thực tập được như vậy, thì các hạt giống tiêu cực trong ta
dần dần sẽ được chuyển hóa, các hạt giống tích cực trong ta sẽ được phát triển,
và ánh sáng giác ngộ trong ta sẽ được hiển bày.
As people of awakening, we recognize that the negative and
positive seeds are always present in us from hour to hour, from day to day,
from week to week, from month to month, and from year to year. Cultivation is
the process of helping us purify and transform the negative seeds into the
positive seeds by applying and practicing the Buddhadharma in our daily lives
diligently, mindfully, and awakeningly. When we practice so, the negative seeds
in us will be gradually transformed, the positive seeds in us will be
developed, and the light of enlightenment in us will be clearly manifested.
Ngược
lại, khi chúng ta không tu tập Phật pháp giỏi, hạt giống tích cực trong ta sẽ
bị giảm và mất dần, hạt giống tiêu cực trong ta tăng trưởng và tăng nhanh, Phật
tánh và ánh sáng giác ngộ trong ta sẽ bị lu mờ và che khuất. Người tu tập Phật
pháp giỏi thì họ sẽ gặt hái hoa trái an vui và hạnh phúc rất nhiều. Người tu
học Phật pháp không giỏi hoặc tu học Phật pháp lai rai thì họ sẽ gặt hái hoa
trái an vui và hạnh phúc rất ít. Quá trình tu tập là quá trình giúp chúng ta
đạt tới ánh sáng giác ngộ, an vui, và hạnh phúc trong từng phút, từng giờ, từng
ngày, và trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Conversely, when we do not practice the Buddhadharma well,
the positive seeds in us will be gradually reduced and lost, the negative seeds
in us will rise up and increase quickly, Buddha nature and the light of
enlightenment in us will be overshadowed and obscured. Those who practice the Buddhadharma well reap the flowers and
fruits of very much peacefulness and happiness. Those who learn and practice it
not well or slowly reap the flowers and fruits of very little peacefulness and
happiness. The process of Dharma learning and practice is that of helping us
achieve the light of enlightenment, peacefulness, and happiness in every
minute, every hour, every day, and in different stages of life.
Theo
ý nghĩa ẩn dụ, ma quân chỉ cho cái tâm đố kỵ, kỳ thị, sợ hãi, thấp kém, không
giỏi bằng người, và sợ người khác giỏi hơn mình. Nếu một người không tu tập
hoặc tu tập chút chút, thì ma quân trong vị ấy dễ dàng xuất hiện, và ngược lại,
nếu một người tu tập tinh chuyên, thì ma quân trong vị ấy biến mất dần dần.
According to the metaphorical senses, Mara’s army represents the mind
of envy, discrimination, fearfulness, inferiority, not as good as other people,
and fearing they are better than one. If a person does not cultivate or
cultivates a little bit, Mara’s
army in him or in her will appear easily, and vice versa, if a
person cultivates diligently, Mara’s
army in him or in her disappears gradually.
Khi
sao Mai vừa mọc, Bồ-tát Tất-đạt-đa, người tu tập tinh chuyên, hoàn toàn chiến
thắng ma quân bằng cách đoạn tận các phiền não và tập khí tiêu cực trong Ngài.
Lúc đó, tâm Bồ-tát trở nên bừng sáng, ánh sáng giác ngộ, hòa bình, an lạc và
hạnh phúc trong ngài có khả năng chiếu sáng khắp nơi tự thân và tha nhân ngay
tại thế gian này.
When the morning Star rose, the Bodhisattva Siddhārtha,
who cultivated diligently, won mara’s army completely by ending defilements and negative
habits in himself. At that time, his mind got suddenly illuminated, the light
of enlightenment, peace, peacefulness and happiness in him had the ability to
shine all over himself and other people right in this world.
Qua
các ý nghĩa đề cập ở trên, chúng ta thấy rằng ánh sáng giác ngộ và tỉnh thức đều bắt nguồn từ pháp hành; vững chãi và
thảnh thơi đều bắt nguồn từ pháp hành; an lạc và hạnh phúc cũng đều bắt nguồn
từ pháp hành. Cùng với pháp hành là pháp hiểu, pháp học, pháp thiền, pháp định,
pháp lạc, pháp hoằng, và pháp hộ đi cùng với Bồ-tát Tất-đạt-đa. Xuyên qua pháp hành, ngài hoàn toàn có đủ các
chất liệu ấy.
Through the foregoing meanings, we see that the light of enlightenment and awareness
originates from Dharma practice; stableness and calmness are derived from
Dharma practice; peacefulness and happiness are also derived from Dharma
practice. Along with Dharma practice, Dharma understanding, Dharma learning,
Dharma meditation, Dharma concentration, Dharma happiness, Dharma propagation,
and Dharma protection go together with Bodhisattva Siddhārtha. Throughout the Dharma practice, he had
fully enough those qualities.
Ở
điểm này, chúng ta nên hiểu thêm rằng, khi một con người sinh ra đời, vị ấy có
đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý, thì cả gia đình của vị ấy đều vui. Khi
vị ấy lớn lên, học hành, đỗ đạt, thành tài, có công việc làm ăn ổn định, và lập
gia thất, thì tự thân của vị ấy không những vui, mà gia đình nội ngoại hai bên
của vị ấy cũng đều vui. Những ý trên đây được nói đến con người thế gian. Khác
với con người thế gian, Bồ-tát Tất-đạt-đa, con xuất thế gian, đã tìm ra ánh
sáng giác ngộ, chân lý khổ đau, và con đường chuyển hóa khổ đau dưới cội cây
Bồ-đề (Bodhi) tại Bồ-đề-đạo-tràng (Bodhgaya) khoảng năm 589 trước
thường lịch. Ở thế giới này, không những các loài hữu tình, mà các loài vô tình
trên quả địa cầu đều được thấm nhuần ánh sáng tuệ giác, từ bi, trí tuệ, hòa
bình, và an lạc từ nơi ngài.
At this point, we should understand more that when one person is
born in the world, he is full of eyes, ears, noses, tongue, body, and mind, his
whole family is happy with him. When he grows up, studies, graduates, achieves
talents, has a stable job, and gets married, he himself is not only happy, but
his paternal and maternal families are also happy. The forgoing senses are
mentioned about worldly person. Different from that person, Bodhisattva Siddhārtha,
the monastic person, found the light of enlightenment, the truths of suffering,
and the path of transformation of suffering beneath the Bodhi tree at Bodhgaya about
the year 589 before the common calendar. In this world, not only all sentient
beings, but also all insentient beings on the globe have got instilled the
light of loving-kindness, compassion, wisdom, peace, and peacefulness in
him.
“Bồ-tát Tất-đạt-đa,
quyết tâm đi xuất gia,
an trú vui thiền định,
chứng ngộ đạo tỉnh thức,
chứng ngộ đạo hòa bình,
chứng ngộ đạo giải thoát,
chỉ dạy cho chúng sanh,
đi trên đường chân chánh
bằng ánh sáng giác ngộ,
bằng ánh sáng Phật pháp,
bằng ánh sáng Tăng đoàn
của đức Phật Thế Tôn.
Người người cùng tu tập,
nhà nhà được an vui.”
(Người viết)
“Bodhisattva Siddhārtha,
who had been
determined to become the homeless Monastic,
obtained the path
of awareness,
gained that of
peace,
attained that of
deliverance,
instructed living
beings
to be on the right
way
by the light of
enlightenment,
by that of the
Buddhadharma,
by that of the
Sangha
of the
World-Honored Buddha.
Many people
cultivate his teachings together,
their families get
happy.”
(The writer)
Theo
cái nhìn tương tức của Phật giáo, đức Phật sơ sinh, thái tử Tất-đạt-đa, hay
Bồ-tát Tất-đạt-đa, đều bắt nguồn từ con người duyên sinh và giả hợp
(Sanskrit pratītyasamutpāda; Pali paticcasamuppāda).
Xuyên qua việc tu tập chánh tinh tấn, kham nhẫn, và thiền định, nương vào con
người này, Bồ-tát Tất-đạt-đa tìm ra ánh sáng giác ngộ nơi tự thân, giáo hóa, và
làm lợi ích cho tha nhân. Do vậy, khi con người này sinh ra, không những dân
chúng và dòng dõi hoàng gia tại thành Ca-tỳ-la-vệ thuộc Ấn Độ cổ đại, một phần
của nước Nê-pan (Nepal) ngày nay, vui mừng, mà cả pháp giới chúng sinh trên
khắp hành tinh cũng đều vui mừng.
According to interdependent vision of Buddhism, a newborn
Buddha, prince Siddhārtha, or
Bodhisattva Siddhārtha,
originates from the physical person of dependent arising and elements (Sanskrit pratītyasamutpāda;
Pali paticcasamuppāda).
Through his cultivation of right effort, endurance, meditation, and
concentration, depending this physical person, Bodhisattva Siddhārtha, finding out the light of
enlightenment from himself, taught and benefited other people. Therefore, when
this person was born, not only are the people and his royal family in Kapilavatthu of ancient India, a part of Nepal today,
happy and glad, but living things and living beings all over the planet are
happy and glad as well.
Có
hai lý do chính sau đây: Thứ nhất, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng
hậu Ma Da (Māyādevī), lúc trên 40 tuổi, mới có con đầu lòng đặc tên là
Tất-đạt-đa, con người toại nguyện, có đầy đủ phước đức và trí tuệ. Cả vua và
hoàng hậu đều hiến tặng cho trái đất này một con người quý nhất trong lịch sử
tư tưởng của nhân loại. Thực vậy, con người toại nguyện này luôn luôn có tâm
niệm lành, ý nghĩ lành, và lời nói lành để đem ánh sáng hòa bình, từ bi, trí
tuệ, giác ngộ, giải thoát, an vui, và hạnh phúc cho số đông trên khắp hành tinh
này.
There are the two following main reasons: First, King Suddhodana and
Queen Māyādevī, when over 40 years old, had a first-born child
named Siddhārtha, a fully contented person with the sufficiency of
virtue and wisdom. Both the King and the Queen have dedicated the most precious
person to this earth in the history of human thought. Indeed, this fully
contented person always has whosome mind, wholesome thoughts, and wholesome
words to bring the light of peace, loving-kindness, compassion, wisdom,
enlightenment, deliverance, peacefulness and happiness to the many all over the
planent.
Ngày
nay, với niềm tin chánh tín đối với Tam Bảo, những ai có đủ duyên lành học,
hiểu, dạy dỗ, hành trì, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, thì
họ có khả năng hiến tặng đức hạnh và trí tuệ cho gia đình, cho tự viện, cho
dòng họ, và cho cả xã hội. Khi hiểu và thực hành được như vậy, thì họ có khả
năng góp phần xây dựng một quê hương thanh bình, các gia đình hạnh phúc, và cõi
cực lạc ngay tại thế gian này.
At the present day, with right confidence in Triple Gem (the Buddha,
the Dharma, and the Sangha), those who have enough wholesome conditions to
learn, understand, teach, practice, and apply the Buddhadharma in their daily
lives, they themselves have the ability to offer their virtue and wisdom to
their families, Temples, relatives, and to society. When understanding and
practicing so, they have the capacity to contribute to building their peaceful
homeland, happy families, and a realm of pure land right in this world.
Thứ
hai, sau khi thái tử Tất-đạt-đa sinh ra, nhận lời mời của vua Tịnh-phạn (Suddhodana),
tiên A-tư-đà (Asita) và nhà hiền triết Kiều-trần-như, hai vị ẩn sĩ nổi
tiếng thời bấy giờ, thỉnh vào triều đình Ca-tỳ-la-vệ (Pàli. Kapilavatthu Phạn. Kapilavastu)
để xem tương lai cho thái tử. Cả hai vị cùng tiên đoán rằng khi lớn lên, thái
tử chắc chắn sẽ từ bỏ con đường làm vua, quyết định chọn con đường xuất gia,
ngộ lý vô thường, tu tập thiền định, trở thành Người giác ngộ toàn hảo, và đem
lại an lạc và lợi ích cho nhân sinh.
Second, after prince Siddhārtha was born,
receiving the invitation from king Suddhodana, seer Asita and Añña Koṇḍañña, two
renowned hermits at that time, were invited to the court of Kapilavatthu to
foretell the future for the prince. They both predicted that when growing
up, the prince who would undoubtedly abandon the path to make a king, decide to
choose the path of a homeless monastic, understand impermanent enlightenment,
cultivate meditation, concentration, become the perfectly enlightened One, and
bring peacefulness and benefit to human beings.
Thật
vậy, những lời tiên đoán của tiên A-tư-đà và A-nhã Kiều-trần-như là những lời
tiên tri duy nhất trong lịch sử Phật giáo và nhân loại, sau này trở thành sự
thật. Với tinh thần tự tu, tự giải thoát, tự ngộ, tự độ, và độ tha, thái tử
Tất-đạt-đa lớn lên, ngộ lý vô thường, từ giả hoàng cung, quyết tâm xuất gia,
trở thành Phật, hiệu là Thích-ca-mâu-ni (Sakyamuni Buddha). Trong tiếng
Phạn, Muni có nghĩa là nhà hiền triết tĩnh lặng, Sakya thuộc dòng tộc hoàng gia; Sakyamuni có
nghĩa là vị hiền triết tĩnh lặng của dòng họ Thích-ca. Buddha có nghĩa là Người giác ngộ và tỉnh
thức viên mãn. Vậy Sakyamuni Buddha có
nghĩa là Người giác ngộ viên mãn có khả năng đoạn tận các phiền não và vô minh,
sáng lập ra đạo Phật, đem hoa trái tình thương và hòa bình cho pháp giới chúng
sinh trên khắp hành tinh này.
Indeed, the seer Asita’s and Asita and Añña Koṇḍañña’s
predictions, which were the unique prophecies in the history of Buddhism and
humankind, later on became true. With the spirits of self-cultivation, self-deliverance,
self-enlightenment, self-support, and selfless-support, the prince Siddhārtha, who grew up, understood
impermanent enlightenment, left his royal family, was determined to
leave his royal family for a religious life and became the Buddha, titled Sakayanuni.
In Sanskrit, Muni means
a quite sage, Sakya belongs to a royal clan; Sakyamuni means
a quiet Sage of sakyan clan. Buddha mean the fully enlightened or awakened One.
Thus, Sakyamuni Buddha means the
fully enlightened One, who had the potential to end defilements and ignorance,
founded Buddhism, and brought the flowers and fruits of love and peace to
living things and living beings all over the planet.
Với
hạt giống giác ngộ trong nhiều đời, với dòng dõi của các bậc thánh trong nhiều
kiếp, khi Bồ -tát Tất-đạt-đa thành Phật, ánh sáng giác ngộ, từ bi, và hòa bình
của ngài được truyền bá rộng rãi trong khắp nhân gian. Ánh sáng này bình đẳng,
không kỳ thị, và không ngăn cản bất cứ ai cả. Những ai có đủ duyên lành học
hỏi, hành trì, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày một cách
chuyên cần, chánh niệm, và tỉnh giác, thì họ có khả năng gặt hái những hoa trái
an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Đây là điểm
đặc thù của đạo Phật hiếm thấy hoặc không tìm thấy trong các tôn giáo bạn.
With the seeds of enlightenment through many lives, with the
lineage of the sages through many eons (Kalpas), when Bodhisattva Siddhārtha becomes the Buddha, the light of his
enlightenment, loving-kindness, compassion, and peace has been widely spread
over the world. This light, which is equal, does not discriminate, and does not
prevent anyone at all. Those who have enough wholesome opportunity to study, to
practice, and to apply the Buddhadharma in their daily lives diligently, mindfully,
and consciously have the ability to reap the flowers and fruits of peacefulness
and happiness right here and right now in the present life. This is special
characteristic of Buddhism rarely found or not found in other religions.
Tóm lại, qua những gì đề cập ở trên, chúng ta biết rằng ánh sáng giác ngộ được xuất phát từ sự tu chứng của Bồ-tát Tất-đạt-đa. Khi Bồ-tát trở thành Phật, bậc giác ngộ viên mãn, cùng với các vị đệ tử, những vị sứ giả hòa bình, tiếp tục lên đường vận chuyển bánh xe chánh pháp để truyền bá ánh sáng giác ngộ và hòa bình cho số đông khắp cõi Ấn Độ.
To sum up, through the above-mentioned things, we know that the
light of enlightenment originates from the enlightened cultivation of
Bodhisattva Siddhārtha. When
he became the Buddha, the fully enlightened One, along with his disciples,
messengers of peace, kept going on the way, set the wheel of the Dharma in
motion to spread the light of enlightenment and peace to the many all over
India.
Ngày nay, ánh sáng giác ngộ và hòa bình không những
truyền bá ở Ấn Độ, mà còn truyền bá khắp nơi trên thế giới. Nơi nào ánh sáng
giác ngộ được truyền bá, thì nơi đó con người an trú vững chãi trong đạo tỉnh
thức và giác ngộ, họ không bao giờ gặp sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc, và phân
chia giai cấp. Nơi nào đạo Phật được truyền bá, thì nơi đó, với sự tu tập và
ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, con người sẽ sống hiền và
thiện ra. Nơi nào đạo Phật có mặt, thì nơi đó đạo Phật, đạo hòa bình, không bao giờ gây ra chiến tranh tôn giáo cho bất cứ ai.
Cũng vậy, nơi nào đạo Phật có mặt, thì nơi đó quê hương, dân chúng, làng xóm
không những được thanh bình, mà thiên nhiên và muôn thú đều được yên vui, bởi
lẽ các loài hữu tình và vô tình đều thấm nhuần giáo lý giác ngộ, từ, bi, và trí
tuệ của đạo hòa bình.
Today, the
light of enlightenment and peace has been not only spread in India, but also
everywhere throughout the world. Wherever the light of enlightenment has been
spread, there people live stably in the path of awakening and enlightenment,
they have never met discrimination, distinction of race, and division of caste.
Wherever Buddhism has been spread, there, with practice and application of the
Buddhadharma in their lives, people will live more genly and better. Wherever
Buddhism has been present, there Buddhism, the path of peace, will have never
caused a religious war for anyone. Likewise, wherever Buddhism has been
present, there, homeland, whose people, villages, and hamlets are not only
tranquil, but nature and all animals are also peaceful and happy, because
sentient beings and insentient beings have got instilled the teachings of
enlightenment, loving-kindness, compassion and wisdom of peace religion.
Khi
hiểu và thực hành được như vậy, thì chúng ta cùng nhau góp phần đem lại an lạc
và hạnh phúc đích thực cho số đông trên khắp hành tinh này.
Kính chúc quý vị và gia quyến an lạc và hạnh phúc
trong ánh sáng giác ngộ và hòa bình của đức Phật Thế Tôn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật
When understanding and practicing so, we together contribute to bringing
authentic peacefulnesss and happiness to the many all over this planet.
May you and your loved ones be well
and happy with the light of the World-Honored Buddha’s peace and enlightenment.
Namo the Original Master
Sakyamuni Buddhaya
By Thích Trừng Sỹ
[1] Xem từ Bồ-tát
(Bodhisattva) được thấy trong Trường Bộ (Dighā Nikāya), Kinh
Đại Bổn (Mahāpadāna Sutta), Phần I, số 18, 19, 20… 30.
[2] See the
word Bodhisattva be found out in Dighā Nikāya, Mahāpadāna
Sutta, Part I, No 18, 19, 20… 30.
Thơ Xuân - Thầy Trừng Sỹ
XUÂN TỪ BI
Chúng ta đều biết một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày bắt đầu từ ngày ba mươi mốt tháng mười hai năm nay tới ngày Mùng một tháng giêng năm sau. Trong những ngày chuyển tiếp ấy, có hai ngày chuyển tiếp đáng nhớ, đó là, ngày cuối của năm cũ và ngày đầu của năm mới. Bên cạnh đó, ta còn có đêm chuyển tiếp, giờ chuyển tiếp, phút chuyển tiếp…được gọi là đêm giao thừa, giờ giao thừa, phút giao thừa...Từ đây, ngày Tết đầu năm bắt đầu xuất hiện, ta có Lễ hội Xuân. Trong Lễ hội Xuân thường có ba ngày Lễ hội hoặc nhiều hơn nữa, mọi người cùng nhau vui Xuân và vui Lễ hội.
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêng và vui vẻ. Trong giờ phút an lạc này, mọi người đều có chung ước muốn cầu nguyện bắt đầu từ đầu năm cho tới cuối năm, điều lành đưa tới, dữ thời đưa đi, nhà nhà hạnh phúc, người người yên vui, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Như quý vị biết Phật Di Lặc trong tiếng Phạn (Sanskrit) là Maitreya Buddha. Buddha có nguồn gốc từ Budh; Budh có nghĩa là tỉnh thức, hiểu biết, giác ngộ, …Buddha có nghĩa là Người tỉnh thức, giác ngộ, giải thoát, vững chãi, thảnh thơi, v. v…được dịch ra tiếng Việt là Phật hay Bụt. Maitreya (Sanskrit) là có nguồn gốc từ MaitrĪ hay Mitra (S.) có nghĩa là người hoan hỷ và sự hoan hỷ, người thương yêu và sự thương yêu, người hiểu biết và sự hiểu biết…được dịch tiếng Việt là Di Lặc. Vậy Maitreya Buddha dịch âm là Phật Di Lặc dịch nghĩa là Người có thân tâm an lạc, hoan hỷ, thương yêu, hiểu biết, thân thiện, gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ v. v…Thực vậy, Phật Di Lặc, là hiện thân cho sự hoan hỷ, sung mãn, tràn đầy, sức sống, tươi sáng, tốt đẹp, an vui, hạnh phúc, thương yêu, hiểu biết…, có khả năng hiến tặng những hoa trái an vui, hạnh phúc, thương yêu và hiểu biết tới nhiều người.
Đản sinh vào ngày Tết đầu năm, đức Phật Di Lặc biểu hiện cho tình thương, tha thứ, bao dung, độ lượng, hoan hỉ, v. v…Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thấy đức Phật Di Lặc cụ thể bằng xương bằng thịt xung quanh chúng ta, đó là, cha, mẹ, thầy, bạn, vợ, chồng, con cái, và mỗi chúng ta. Cha mẹ hoan hỷ thì con cái hoan hỷ, cha mẹ an lạc thì con cái an lạc. Và ngược lại, con cái hạnh phúc thì cha mẹ hạnh phúc…bằng cách áp dụng và thực hành Phật pháp vào đời sống hằng ngày của mình. Sống đời sống vui vẻ, thương yêu, an lạc và hạnh phúc cho số đông, thì mỗi chúng ta là đức Phật Di Lặc hiện tại cũng như tương lai để hiến tặng an vui và hạnh phúc cho tự thân và tha nhân ngay cuộc sống này.
Qua những ý nghĩa trên, người viết mạnh dạn đặt tựa đề cho bài viết này là “Xuân Từ Bi.” Chủ đề này được chia làm hai phần: “Xuân và Từ Bi.” “Từ Bi” sẽ được trình bày phần dưới. “Xuân” được trình bày ở đây. “Xuân” gồm có “thời gian Xuân, không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân và tâm Xuân.”
“Thời gian xuân” trong bài viết này gồm có những ngày cuối của năm cũ và những ngày đầu của năm mới. Trong những ngày cuối của năm cũ, người ta nghỉ học, nghỉ công sở, nghỉ làm việc, bận rộn lo mua sắm, lo lau dọn, lo làm bánh, lo nấu nướng, lo quét dọn, cắm hoa, trang trí bàn thờ Phật và thờ Ông bà Tổ tiên nội ngoại, v. v… và v. v…Trong những ngày đầu năm mới, người ta rảnh rỗi, vui vẻ và nhộn nhịp lắm lo đi Chùa thắp hương lạy Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hộ pháp thiện thần để xin lộc đầu năm bằng cách cầu nguyện các Ngài chứng minh, gia hộ và độ trì cho con, người thân người thương trong gia đình con đều được an vui và hạnh phúc từ đầu năm cho tới cuối năm.
Nếu là đạo Chúa, mình đi nhà Thờ làm lễ và xin cầu nguyện Đấng ơn trên gia hộ và độ trì cho con và thân bằng quyến thuộc của con sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc.
Sau khi đi Chùa hoặc đi nhà Thờ xong, chúng ta tiếp tục đi thăm gia đình Nội ngoại hai bên và mừng tuổi Ông Bà với những lời chúc thâm tình, thân thiện, gần gũi, dễ thương và tốt đẹp như người sống được vui, kẻ siêu được sinh về thế giới an lành.
Chúng ta biết một cây cổ thụ có gốc rễ, có thân, có cành, có nhánh, có lá...Cha mẹ là gốc rễ, là thân cây; chúng ta là cành, là nhánh, là lá…Gốc rễ và thân cây nuôi dưỡng cành, nhánh, lá, và giúp cành, nhánh, lá phát triển xanh tươi, che nắng, ra hoa, kết trái để hiến tặng cho đời một môi trường thiên nhiên tươi mát, xanh đẹp. Ngược lại, gốc rễ và thân cây không vững chắc và không có nhựa sống, thì cành nhánh lá dễ rụng, dễ gẫy, dễ khô cằn và dễ héo úa. Nếu cây có quả, thì quả của nó không ngon và không ngọt.
Cũng vậy, cha mẹ sống đời sống có đạo đức, có tu tập, có hành trì và áp dụng lời Phật dạy vào đời sống hằng ngày của mình bằng cách không làm các việc ác, làm các việc lành, giữ thân tâm an lạc và trong sạch để nuôi dưỡng lòng từ, bố thí Phật pháp và của cải cho người nghèo khổ, sống chân thật và tin tưởng, tạo niềm tin và uy tín cho nhiều người. Làm được như vậy, thì cha mẹ là người an lạc và hạnh phúc có khả năng hiến tặng những hoa trái an lạc và hạnh phúc cho con cái và dạy cho con cái phân biệt những điều thiện và điều bất thiện; Điều thiện thì tiếp tục làm, duy trì và phát triển, điều bất thiện thì tập bỏ dần và bỏ hẳn.
Do đó, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ là nền tảng hạnh phúc của gia đình sống đời sống đạo đức, thì con cái có ảnh hưởng noi theo. Hạnh phúc của ba mẹ chính là hạnh phúc của con cái và an vui của con cái chính là an vui của ba mẹ.
Giáo dục gia đình tuy không có trường lớp, nhưng nó là nền tảng thiết yếu của xã hội. Trong gia đình, cha mẹ là thầy giáo dạy về thương yêu, con cái là học sinh, sinh viên học về thương yêu. Tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau rất mật thiết tạo thành sức mạnh hạnh phúc của gia đình. Chính yếu tố sức mạnh ấy nên con cái luôn ghi ơn và nhớ ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
Thực vậy, dù chúng ta làm gì ở đâu, dù chúng ta làm ông tỉnh trưởng hoặc bà quận trưởng, dù chúng ta là người Phật tử hay không phải Phật tử, nhưng Ông bà cha mẹ vẫn là người mà chúng ta quý kính nhất trên đời. Ca dao Việt Nam có câu:
“Có cha mẹ lại có ta;
Cha mẹ là gốc, chúng ta là cành.
Thân ta như thể lá xanh,
Nhờ gốc tiếp nhựa, thì cành mới tươi.”
Để nhấn mạnh những ý nghĩa trên, chư vị Tôn đức thường dạy: “Tôn kính cha mẹ chính là tôn kính Phật.” “Thờ cha thờ mẹ chính là thờ Phật.” Thật vậy, vai trò cha mẹ rất là quan trọng. “Cha mẹ tại nhà được xem như Phật tại thế.” Chính vì những lí do trên nên sau khi đi Chùa hoặc đi nhà Thờ xong, chúng ta thường đi viếng thăm và mừng tuổi Ông bà cha mẹ vào dịp Tết đầu xuân.
Theo truyền thống của người Á đông, đặc biệt là người Việt Nam, sau khi viếng thăm Cha mẹ Nội ngoại hai bên rồi, chúng ta tiếp tục đi viếng thăm mộ, thắp hương và cầu nguyện những người đã khuất gia hộ và độ trì cho con cháu lớn nhỏ đều được bình yên. Theo triết lí nhân sinh, người sống và người chết đều có mối tương quan và tương duyên với nhau rất mật thiết. Người sống và người chết có thể là Ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cháu…của chúng ta.
Do đó, con cháu ở đâu thì Ông bà ở đó, hoặc Ông bà ở đâu thì con cháu ở đó. Điều đó có nghĩa là con cháu làm điều thiện thì Ông, bà, cha, mẹ mang tiếng tốt. Con cháu làm điều bất thiện, thì Ông bà cha mẹ mang tiếng không tốt. Ngược lại, Ông bà, Cha mẹ là những người có phước đức để lại phước đức cho con cháu nó nhờ. Ông bà, Cha mẹ là những người thiếu phước đức, thì hiện tại cũng như tương lai con cháu nó khổ lắm. Dĩ nhiên, con cháu nỗ lực tu tập và thực hành lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày của mình, thì nó có thể chuyển hóa khổ đau thành an vui và hạnh phúc.
Là người tỉnh thức, ai mà không muốn gia đình mình hạnh phúc, con cháu mình an vui. Hiểu được như vậy, chúng ta cố gắng làm những điều phước thiện để lại phước đức cho con cháu nó nhờ. Tuy phước đức không có hình tướng, không thể thấy được, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc vun trồng và nuôi dưỡng đời sống tâm linh của mỗi chúng ta. Nó được xem như là năng lực từ trường tâm linh rất mạnh chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phước đức có thể thấy được là nhờ biểu hiện qua đời sống đầm ấm và hạnh phúc của gia đình, con cháu của ta lớn nhỏ đều được yên vui, học hành tới nơi tới chốn, đứa nào đứa nấy cũng có nghề nghiệp, công ăn việc làm ổn định, và lập gia thất.
Nếu là người cư sĩ, con cháu làm ăn phát đạt có tâm hộ trì và bảo vệ chánh pháp. Nếu là người xuất sĩ, con cháu dành nhiều thời gian tu học và hoằng pháp để đem đạo vào đời và giúp đời an vui và hạnh phúc. Nếu bạn là Phật tử hay không phải là Phật tử, bạn có thể xây dựng gia đình hạnh phúc, con cháu an vui bằng cách tôn kính Ông bà, phụng dưỡng Cha mẹ, không làm các việc ác, làm các việc lành, giữ thân tâm an lạc và thanh tịnh để đem lại phước đức cho tự thân và tha nhân ngay cuộc đời này.
Trên đây “thời gian xuân” được trình bày xong, tiếp đến, “không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân và tâm Xuân” được trình bày chung với nhau. “Không gian Xuân” là không gian của lễ hội rộng lớn và nhộn nhịp. “Hoàn cảnh Xuân” là hoàn cảnh của lễ hội thanh bình và vui vẻ. Trong đó, mọi người cùng nhau vui xuân và vui lễ hội. “Thời gian Xuân, không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân và tâm Xuân” có mối liên hệ với nhau rất mật thiết và không thể tách rời nhau. Chúng tách rời nhau được là vì người viết muốn trình bày từng phần để dễ viết, dễ đọc và dễ hiểu.
Trong “thời gian Xuân, không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân và tâm Xuân,” “tâm Xuân” đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra muôn sự muôn vật trong vũ trụ, kể cả tạo ra “thời gian Xuân, không gian Xuân và hoàn cảnh Xuân.”
“Tâm Xuân” là cái tâm an bình, vui vẻ, rộng lớn... Cái tâm này vừa chỉ cho cái tâm cá nhân vừa chỉ cho cái tâm cộng đồng bao trùm cả quốc gia và rộng lớn hơn nữa. Khi “tâm Xuân” của mình an bình rồi, thì “thời gian Xuân, không gian Xuân và hoàn cảnh Xuân” chắc chắn trở nên an bình, và ngược lại, khi “tâm Xuân” không an bình thì sức mấy mà chúng ta có được “thời gian Xuân, không gian Xuân và hoàn cảnh Xuân.” Tâm Xuân ngó vậy mà quan trọng lắm.
“Tâm xuân vũ trụ đều xuân,
Tâm bình thế giới đâu đâu cũng bình.”
Tới điểm này, “tâm xuân” được hiểu là “Tâm Từ bi.” Chủ đề của bài viết này là “Xuân Từ Bi.” Chữ “Xuân” đã được trình bày ở trên, tiếp đến, người viết trình bày hai chữ “Từ và Bi” (Pāli: Mettā and Karuna).
“Từ Bi” nằm trong Tứ vô lượng tâm[1] (Sanskrit: catur-apramāṇavihāra; Pāli: catur-appamañña-vihāra) được gọi là “Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng.” Trong bài viết này, người viết chỉ trình bày “Từ vô lượng và Bi vô lượng” mà thôi.
Theo triết lí của đạo Phật, “Vô lượng” (Appamannā) có nghĩa là không ngằn mé, không ranh giới, không giới hạn, không phân biệt tôn giáo và không kì thị chủng tộc, v. v… “Từ Bi” trong đạo Phật có khả năng dung nhiếp và ôm ấp tất cả các học thuyết, tư tưởng và triết thuyết khác ở đời. Nó không những lưu hành và vận chuyển trong “thời gian Xuân, không gian Xuân, hoàn cảnh Xuân, mà còn trong thời gian Hạ, không gian Hạ, hoàn cảnh Hạ, Thu và Đông.” “Từ Bi” trong đạo Phật không những hòa quyện với bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà còn với ba thời: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Nó vượt thoát thời gian.
Thực vậy, “Xuân Từ Bi” hiện hữu khắp nơi và khắp chốn khi nào mỗi chúng ta sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi bằng cách hành trì và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình để đem lại an vui và hạnh phúc cho số đông.
Theo định nghĩa thông thường, “Từ là ban vui; Bi là giúp người bớt khổ.” Dựa vào định nghĩa trên, chúng ta có nhiều định nghĩa tiếp theo như sau: “Từ là hoa trái của an vui; Bi là hiến tặng hoa trái an vui cho người. Từ là chất liệu của thương yêu; Bi là hiến tặng chất liệu thương yêu cho người. Từ là hạt giống tươi mát; Bi là hiến tặng hạt giống tươi mát cho người. Từ là hạt giống không kì thị; Bi là hiến tặng hạt giống không kì thị cho người. Từ là năng lực tu tập của chính mình; Bi là đem năng lực tu tập của chính mình để hiến tặng cho người khác.”
Từ và Bi được định nghĩa như vậy cho dễ hiểu, chứ thật ra, Từ và Bi luôn đi đôi, đi ba, đi tư, đi năm, v. v… gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Trong Từ có Bi và trong Bi có Từ. Trong Từ bi có các chất liệu khác như Hỷ và Xả, an vui và hạnh phúc, vững chãi và thảnh thơi. Người nào hiểu rõ và nắm vững được Từ và Bi là hiểu rõ và nắm vững những cái còn lại bởi vì trong Từ và Bi có đủ các đặc tính khác.
Từ và Bi là hoa trái của thương yêu luôn đi đôi với hiểu biết. Đến đây, Từ Bi và Trí huệ cùng đi song hành. Người nào có tu tập Từ Bi thì luôn ứng dụng thích hợp với cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ, mình có thói quen hút thuốc và uống rượu, người thân người thương của mình khuyên mình nên bỏ hút thuốc và bỏ uống rượu, nhưng mình cứ khăng khăng hút thuốc và uống rượu, mình hỗng chịu bỏ, mình còn nói giỡn: “Thà bỏ người yêu của tôi, chứ bỏ hút thuốc và bỏ uống rượu thì tôi nhất định không bỏ.” Một hôm chúng ta có duyên đi dự khóa tu mùa Xuân một tuần nghe Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng pháp và đề cập tới vấn đề “thương mình” và “thương người.’
“Thương người” trước hết mình phải “thương mình.” “Thương cha thương mẹ, mình cũng phải thương mình.” “Thương mình” ngó vậy mà vững chãi lắm. “Thương mình” thì mình phải bảo vệ lá phổi của mình, lá gan của mình, trái tim của mình, v. v...Lá phổi, lá gan và trái tim của mình làm việc suốt ngày đêm, nó không bao giờ dừng nghỉ một giây một phút. Muốn sống lâu hơn và khỏe hơn, chúng ta phải tập bỏ hút thuốc và bỏ uống rượu dần dần. Bỏ đến khi nào chúng ta không còn hút thuốc và uống rượu nữa vì hút thuốc và uống rượu có khả năng làm hỏng cả thân lẫn tâm của chúng ta.
Ở điểm này, chúng ta cũng nên biết thêm “thức” và “trí.” “Thức” là kiến thức, là lí thuyết mà mình đã học; “Trí” là trí huệ, là sự tu tập, ứng dụng và thực hành kiến thức và lí thuyết mà mình đã biết đã học. Học mà không ứng dụng và thực hành thì chúng ta chỉ đạt kết quả tốt đẹp chỉ 50%. Còn học mà thực hành và ứng dụng cái hiểu, cái biết và cái kiến thức mà mình đã học vào trong cuộc sống hằng ngày của mình, thì ta đạt kết quả tốt đẹp 100%.
Ở đây nhấn mạnh về việc ứng dụng và thực hành. Học và hành đi đôi với nhau, thì việc học và việc hành đều mang ý nghĩa và giá trị trọn vẹn. Vậy khi nói và làm cùng đi đôi với nhau, thì mình nói người ta nghe, mình làm người ta mến và mình dạy người ta hiểu, và tất cả cùng nhau làm theo lời dạy của mình. Lúc bấy giờ, cái uy và cái lực của mình đối với quần chúng tăng lên và rất là giá trị.
Biết hút thuốc và uống rượu có hại cho sức khỏe, ta cứ tiếp tục hút thuốc và uống rượu, thì đó là cái biết về kiến thức về lí thuyết suông không có thực hành. Ngược lại, biết hút thuốc và uống rượu có hại cho sức khỏe, chúng ta dừng lại và buông bỏ hẳn, thì đó là cái biết về sự tu tập và thực hành. Hiểu được như vậy, thì chúng ta tập dừng lại, bỏ hút thuốc, và bỏ uống rượu uống bia. Sức khỏe và tuổi thọ của ta từ đây tăng trưởng và khỏe mạnh.
Thương như vậy là thương đi đôi với hiểu. Thương mình thì mình cố gắng dừng hút thuốc và dừng uống rượu; hiểu mình thì mình bỏ hút thuốc và bỏ uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe, đời sống và tuổi thọ của mình. Sau khi thương và hiểu mình rồi, thì mình mới có thể trải rộng tấm lòng mình ra để hiến tặng cái thương cái hiểu của mình cho người khác. Cái thương mà mọi người đều hiểu, đều biết, đều thực hành và đều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày là cái thương đích thực đi đôi với cái hiểu để đem lại an lạc và lợi ích cho số đông ngay trong cuộc hiện tại.
Trong tình yêu đôi lứa, nhân dịp đầu xuân, đi chơi với bạn bè, mình muốn yêu và quen một người mà mình tâm đắc; người tâm đắc là người có khả năng nói ái ngữ, lắng nghe, hiểu được mình và hiểu được người khác. Thương ai trước hết mình phải hiểu người mình thương. Mình xem thử cô nàng hay anh chàng có hợp ý với mình hay không? Nếu không hợp ý với mình, thì vị ấy chỉ là người bạn qua đường mà thôi. Nếu hợp ý với mình, thì vị ấy là người mà mình chọn làm bạn trăm năm.
Khi có duyên ăn ở với nhau, thì vợ chồng phải hòa thuận và tôn trọng ý kiến với nhau. Chúng ta biết thông thường mối tình ban đầu giữa hai người sống rất đẹp và rất đầm ấm, nhưng dần dần cái đẹp và cái đầm ấm ấy bị giảm, có khi bị tắt ngấm và mất hẳn.
Muốn duy trì và thắp sáng cái đẹp và cái đầm ấm ấy cho tự thân và cho gia đình dòng họ Nội ngoài hai bên, thì vợ chồng sống chung phải có trách nhiệm thông cảm, chi sẻ, giúp đỡ và tin tưởng với nhau bằng cách tu tập và quán chiếu như thế này.
Cái đẹp của vợ chính là cái đẹp của chồng, và ngược lại, cái đầm ấm của chồng chính là cái đầm ấm của vợ. Cái đẹp và cái đầm ấm của vợ chồng chính là nền tảng hạnh phúc của gia đình và con cái. Trong cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, trong cái đẹp thân thể và cái đẹp tính tình, cái đẹp tinh thần và cái đẹp tính tình là cái đẹp trên hết, tức là, cái đẹp đạo đức.
Sống chung với nhau, có lúc vợ chồng cãi vã với nhau. Muốn chấm dứt sự cãi vã, trước hết vợ chồng phải có mặt thật sự để tâm tình, chia sẻ, bày tỏ và nói ra những khó khăn và nỗi khổ niềm đau. Những gì người vợ nói thì người chồng lắng nghe và những gì người chồng nói thì người vợ ghi nhận và lắng nghe. Nói và lắng nghe với nhau bằng cái tâm thương yêu và hiểu biết, thì cả hai vợ chồng đều nhận diện: “Khó khăn của em chính là khó khăn của anh, và ngược lại, khổ đau của em chính là khổ đau của anh.”
Nhận diện được như vậy, thì vợ chồng dần dần chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui và hạnh phúc. Vợ chồng an vui và hạnh phúc, thì con cái và gia đình nội ngoại hai bên cũng đều được an vui và hạnh phúc.
Nhân dịp mùa Xuân, chúng ta học, hiểu và ứng dụng giáo lí Từ Bi vào trong đời sống hằng ngày để đem lại an vui và hạnh phúc cho số đông. Từ Bi được áp dụng và thực tập không những trong mùa Xuân, mà còn trong mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông. Nói chung, Từ Bi được thực tập trong bốn mùa – suốt cả năm, khắp mọi nơi và mọi chốn. Những ai ứng dụng và thực tập Từ Bi trong cuộc sống, thì họ có khả năng đem lại an lạc và hạnh phúc tự thân và tha nhân.
Trong định nghĩa Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng; Pháp được đức Thế Tôn và các vị Thánh đệ tử thuyết giảng rất thiết thực hiện tại, vượt thoát thời gian. Các vị hữu duyên đến để mà thấy, đến để mà nghe, đến để mà hiểu, đến để mà thực hành, và đến để nếm và thưởng thức được hương vị an lạc của chánh pháp. Pháp ở đây chỉ cho Từ Bi.
“Pháp Phật thật nhiệm mầu,
Cúng dường khắp tất cả.
Từ Bi không biên cương.”
(Bài kệ Bố thí cho chúng sanh)
Thực tập Bài kệ trên một cách tinh chuyên, chúng ta có thể gặt hái được những hoa trái an vui và hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Nhờ pháp Phật thật mầu nhiệm nên chúng ta càng thực tập thì chúng ta càng nếm được pháp lạc bằng cách nương vào năng lực uy nghi của Đại chúng để tu học, để hoằng pháp và để giúp đời. Ở điểm này chư Tôn đức thường nhấn mạnh rằng “Đức chúng như biển.”
Trong lúc cúng cơm buổi trưa với Đại chúng, với tâm chánh niệm, một hành giả gắp bảy hạt cơm bỏ vào cái chén có ít nước chú nguyện bài kệ trên. Vị thị giả tiếp nhận và bưng chén cơm ấy tới một bàn thờ nhỏ bên ngoài xướng một bài Kệ súc sanh:
“Bằng giọt nước trong sạch,
Bằng tấm lòng Từ Bi,
Ta nay dâng cúng cơm này,
Ước mong tất cả
Các loài an vui.”
(Người viết)
Hơn nữa, Từ Bi trong đạo Phật không phải là lí thuyết suông, Từ Bi không phải là món quà do một Thần linh ban tặng, mà là lời nói, ý nghĩ, và việc làm chánh niệm, thiết thực và cụ thể, đó là, không làm các điều ác, làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch bằng cách áp dụng và thực hành những lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày.
Như vậy, Từ Bi trước hết phải xuất phát từ cái tâm vô lượng, bao la, rộng lớn như người mẹ hiền ôm ấp và nuôi dưỡng đứa con duy nhất của mình. Tâm Từ Bi của người mẹ chứa đầy năng lượng thương yêu có khả năng thấm vào và làm mát dịu cơn la khóc và nóng bức của người con. Tu tập tâm Từ bi giỏi, ta có thể chuyển hóa hận thù, sân giận, nóng bức, căng thẳng thành tình bạn, tình thương yêu, mát mẻ, mát lòng, lắng dịu, v. v…Kệ số 5 của Kinh Pháp cú ghi:
“Hận thù diệt hận thù,
Đời này không thể có,
Từ Bi diệt hận thù,
Là định luật thiên thu.”
Căn cứ vào bài kệ Pháp Cú ở trên, nếu các thành viên, công nhân, viên chức trong gia đình, học đường, công sở và trong nội các Chính phủ hiểu và thực hành giáo lí Từ Bi vào đời sống hằng ngày, thì họ có thể chuyển hóa người hận thành người thân, người thù thành người bạn, tôn giáo khác thành tôn giáo bạn, quốc gia đối lập thành quốc gia thân thiện để cùng nhau hợp tác kinh tế, giáo dục, khoa học, thương mại…
Theo tư tưởng đạo Phật, người có cái tâm sân giận và hận thù, chúng ta không thể dùng cái tâm sân giận và hận thù để đối trị và chuyển hóa họ được. Bởi vì càng dùng hận thù để đối trị hận thù, thì hận thù càng gia tăng, và ngược lại, càng dùng Từ Bi để đối trị hận thù, thì hận thù càng giảm. Do vậy, người có cái tâm sân hận và hận thù, chúng ta chỉ có thể dùng tâm Từ Bi để chuyển hóa họ, từ đó, họ trở thành người bạn thân thiện cộng tác đắc lực với mình.
Kính chúc Quý vị cùng người thân người thương của Quý liệt vị an trú vững chãi, thấm nhuần ánh sáng Từ bi và Trí tuệ của đức Thế Tôn, và thưởng thức mùa Xuân Di Lặc ấm áp và trọn vẹn.
[1] Xem http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-ngan/4tam-vn.htm
[2] Con số 7 là con số tượng trưng chỉ 7 ngày đêm (từ thứ Hai tới thứ Nhựt); 7 tuần (= 49 ngày đêm Thiền định dưới cội cây Bồ đề); 7 đức Phật (đức Phật Tì Bà Thi, đức Phật Thi Khí, đức Phật Tì Xá Phù, đức Phật Câu Lưu Tôn, đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, đức Phật Ca Diếp, đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ); 7 chúng đệ tử của đức Phật (Tì Kheo, Tì Kheo Ni, Thức Xoa Ma na, Sa Di, Sa Di Ni, Ưu Bà tắc, và Ưu Bà Di); 7 Chi Phần Giác Ngộ (Niệm, Trạch Pháp, Tinh Tấn, Hỉ, Khinh An, Định, Xả); 7 báu (kim, ngân, lưu li, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não). Ngoài ra, thời gian có 3 (quá khứ, hiện tại, vị lai) không gian có 4 (phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc) cũng gọi là con số 7, v. v... Thật vậy, con số 7 là con số đặc thù của đạo Phật tượng trưng cho ngày và đêm, âm và dương, thời gian và không gian, sự giác ngộ, con đường hướng đến sự giác ngộ, v. v...
[3] Mười phương là nhiều phương gồm có phương Trên, phương Dưới, phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc, phương Đông Nam, phương Tây Nam, phương Đông Bắc, phương Tây Bắc.