Phap Nhan Temple

Đức Phật – Hiện Thân của Hòa Bình







Đức Phật – Hiện Thân của Hòa Bình



Ngược dòng thời gian cách đây hơn hai mươi sáu thế kỷ,vào khoảng năm 624 trước công nguyên, một con người lịch sử có thật bằng xương bằng thịt xuất hiện ra đời tại vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) thuộc Ấn Độ, Nê-pan (Nepal) ngày nay. Con người ấy chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), vị Vua hòa bình, Vị sứ giả hòa bình, Vị hiện thân của hòa bình, sinh ra là để đem lại tuệ giác, tình thương, an lạc và hạnh phúc đích thực cho thế gian này.


Theo triết lí Bà La Môn (Brāhmaṇa) cũng như các triết lí của các tôn giáo khác, con người được xem ở vị trí thấp lắm, đấng Phạm thiên, đấng sáng tạo hay một đấng thần linh nào đó được xem ở vị trí tối cao. Đạo Phật luôn đề cao con người là trên hết, chỉ có con người mới có khả năng chánh niệm, vững chãi, và tĩnh giác đi trên con đường an vui và hạnh phúc, ngoài con người ra không có các chúng sinh nào trên trái đất có khả năng đảm nhiệm và thay thế một công việc thiêng liêng như thế.
Con người như thế được các lý tưởng cao thượng và tốt đẹp thúc đẩy, được xem là con người chuyển nghiệp, chuyển phàm thành thánh, chuyển xấu thành tốt, chuyển ác thành thiện, chuyển khổ đau thành an vui, hạnh phúc v. v... Chúng ta biết Phật có nghĩa là Người tỉnh thức hoặc là Người giác ngộ. Ở đâu có một người sống chánh niệm và tỉnh giác trong đời sống hằng ngày, thì ở đó vị ấy sẽ là một đức Phật hiện thân, tức là mỗi chúng ta, luôn an trú trong ánh sáng từ bi và trí tuệ của đức Thế Tôn. Con người này có thể đem lại hòa bình tới chúng sanh muôn loài. 


           Khi thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhārtha) đản sanh, Ngài bước đi trên hoa sen,[1] tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất và nói: “Trên trời dưới trời, trong tất cả chúng sinh, chỉ có con người là tối thắng, mặc dù tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.” (All over the world, of all beings, only (Atman in Sanskrit, Atta in Pāli language, meaning Ego or Self), or person, or human is uppermost, although all living beings have Buddha-nature.), or (Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn, nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh).[2]

Theo tư tưởng Phật giáo, cái “Ta” trước hết là chỉ cho con người, không phải là một đấng tối cao, hay một đấng Phạm thiên nào đó. “Con người” được viết ở đây chính là con Người giác ngộ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Vị hiện thân của hòa bình, vượt thoát mọi phiền muộn, sầu não và khổ đau, đem lại an vui, hạnh phúc và hòa bình cho số đông. Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường, xuất hiện trên thế gian này, vì an lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc và hạnh phúc cho chưthiên và nhân loại – chúng sinh đó chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.[3]

Học lịch sử Phật giáo, chúng ta biết cuộc đời của đức Phật, là hiện thân của tình thương, của an lạc, của giải thoát, luôn gắn liền với chúng sanh và môi trường thiên nhiên. Đức Phật sinh ra dưới gốc cây vô ưu (Ashoka or sorrowless tree) ở vườn Lâm-tì-ni Lumbini), thành đạo dưới gốc cây Bồ-đề (Bodhi tree) ở Bồ-đề-đạo-tràng (Bodhgaya), nói bài Pháp đầu tiên (Dhammacakkappavattana Sutta) cho năm anh em Tôn giả Kiều-trần-như (kondanna) tại vườn Nai (Migadàya, Sarnath) và nhập diệt dưới hai cây Sa La ở Câu-thi-na (Kusinàra).




    Dựa vào môi trường thiên nhiên để bảo vệ, để nuôi dưỡng và để tưới tẩm những hạt giống tình thương vào trong tâm thức bình an cho tất cả chúng sinh, đức Phật, cùng với các đệ tử, lên đường vận chuyển bánh xe chánh pháp truyền bá trong khắp nhân gian, đem lại hoa trái tình thương, tuệ giác và hòa bình thiết thực không những cho con người, con vật, mà còn cho cỏ cây, rừng, núi, đất, đá, sông, ngòi, ao, hồ, biển cả, v. v... 

         Thực vậy, mỗi khi chúng ta có đầy đủ duyên lành học và thực hành giáo pháp của đức Phật, thì chúng ta chắc chắn sẽ sống cuộc đời an vui và hạnh phúc trong từng giây từng phút của cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì thế, xưa cũng như nay, nơi nào mà đức Phật và các đệ tử của Phật xuất hiện để hoằng dương chánh pháp và làm lợi lạc chúng sanh, là nơi đó an vui và hòa bình được mang đến cho pháp giới chúng sinh trên khắp hành tinh này. Trong Kinh Pháp Cú, kệ số 98 ghi:
Hoặc trong làng mạc hoặc trong núi rừng,
Hoặc trong thung lũng hoặc trên đồi cao,
Bất cứ nơi nào A La Hán trú,
Nơi đó vô vàn vui sướng biết bao." 

         A La Hán là vị hành giả tu tập, giác ngộ và giải thoát, sống cuộc đời an vui và hạnh phúc, có khả năng hiến tặng những hoa trái an lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh muôn loài. Như vậy, mỗi chúng ta là một A La Hán, mỗi chúng ta là một vị Phật tương lai và mỗi chúng ta là một hành giả bình an để đem lại những chất liệu thương yêu và hiểu biết tới nhiều người. Thực hiện được như vậy, chúng ta có thể góp phần xây dựng một cõi thiên đường và cực lạc ngay tại thế gian này.
         Chính vì vậy, đạo Phật và giáo lí của đạo Phật được truyền bá tới đâu, đức Phật và các đệ tử của đức Phật đi hoằng dương chánh pháp tới đâu, thì nơi đó, địa phương đó, người dân nơi đó luôn được an bình và hòa bình cả thân và tâm, cả gia đình, thành ấp, xóm làng và quốc gia của họ. Bởi vì đạo Phật xưa cũng như nay không bao giờ có chiến tranh tôn giáo, không bao giờ làm rơi một giọt máu đào cho bất cứ ai, luôn đem lại hòa bình tới tất cả chúng sanh muôn loài. Nếu mọi người thực hành và áp dụng đúng theo lời Phật dạy vào trong cuộc sống hằng ngày thì chắn chắn an lạc và hạnh phúc sẽ được hiển lộ, thấm nhuần, và làm mát dịu thân tâm của họ.



          Học giáo lí của đức Phật, chúng ta biết trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng dương chánh pháp và cứu độ chúng sanh, đức Phật giảng và dạy cho các hàng đệ tử rất nhiều giáo lí, nhưng tất cả những giáo lí ấy không vượt ra ngoài các mục đích chính, đó là “khổ, nguồn gốc khổ, chuyển hóa Khổ, tức hạnh phúc,  con đường đưa tới chuyển hóa khổ đau, mang lại an vui và hạnh phúc cho số đông trên khắp hành tinh này.[4] 
(Xin Bấm vào để xem movie)
(Please click and watch movie)


                  Chính vì thế, đức Phật được thế gian tôn xưng qua mười danh hiệu cao quý nhưsau: “Đức Phật, bậc Thầy lãnh đạo tâm linh an bình và cao thượng của chúng con, là bậc xứng đáng nhất để được cúng dường, là bậc hiểu biết và thương yêu, là bậc có đầy đủ công hạnh và tuệ giác, là bậc đạt được an vui và giải thoát toàn vẹn, là bậc hiểu thấu thế gian, là bậc có khả năng điều phục được con người, là bậc Thầy của cả hai giới thiên và nhân, là bậc giác ngộ và tỉnh thức tròn đầy và là bậc được thế gian tôn sùng và tôn kính.” (1. Như Lai, 2. Ứng Cúng, 3. Chánh Biến Tri, 4. Minh Hạnh Túc, 5. Thiện Thệ, 6. Thế Gian Giải, 7. Điều NgựTrượng Phu, 8. Thiên Nhơn Sư, 9. Phật, 10. Thế Tôn).[5]



       
           Trong suốt bốn mươi lăm năm, những lời dạy thực tiễn và hữu ích của Phật được gọi là Pháp. “Pháp được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, rất thiết thực hiện tại, có giá trị vượt thoát thời gian, có khả năng nhiếp phục những người cứng đầu, có năng lực chuyển hóa thân tâm, xa lìa và dập tắt các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, v. v...Người trí nào cũng có thể tự mình tu tập, chuyển hóa phiền não, thông đạt giáo pháp, đến để mà thấy, đến để mà nghe, đến để mà hiểu, đến để mà thực hành và đến để mà thưởng thức những hoa trái an vui và giải thoát ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.[6]

          Nhờ có đủ duyên lành tiếp cận được đạo Phật và làm đệ tử của đức Thế Tôn, chúng ta may mắn có nhiều cơ hội để thực hành Phật pháp cụ thể qua năm điều tỉnh thức dưới đây như sau:


 "Điều tỉnh thức thứ nhất là chúng ta tôn trọng sự sống của muôn loài chúng sinh, trong đó có con người, con vật, thậm chí có cỏ cây, hoa lá, đất đá… Chúng ta không sát hại, chặt đốt và phá phách rừng núi, sông ngòi, ao hồ và biển cả. Thực tập điều tỉnh thức thứ nhất có nghĩa là chúng ta ý thức chăm sóc nuôi dưỡng tình thương yêu đối với muôn loài, chúng ta góp phần bảo vệ môi sinh và sự sống của muôn loài và góp phần xây dựng một hành tinh xanh, sạch, và đẹp.

Điều tỉnh thức thứ hai là chúng ta tôn trọng tài sản, di sản, khoáng sản và lâm sản của tư và của công, trong đó có vàng bạc, đá quý, cây kim, ngọn cỏ, chuông, mõ, gỗ súc…, chúng ta không trộm cắp và không chiếm đoạt của cải của người khác. Thực tập điều tỉnh thức thứ hai có nghĩa là chúng ta chúng ta ý thức rải tâm bố thí đối với những người bần cùng, neo đơn và nghèo khổ, chúng ta khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa phải để các thế hệ con cháu của chúng ta có thể tiếp tục nương nhờ, chúng ta góp phần bảo vệ, duy trì và phát triển đức hạnh, giàu sang và hưng thịnh cho gia đình và cho đất nước. 
Điều tỉnh thức thứ ba là chúng ta tôn trọng tính toàn vẹn của gia đình, trong đó có vợ chồng và con cái. Chúng ta không lạm dụng tình dục của trẻ em, không xâm phạm tiết hạnh của người khác, và chỉ có quan hệ tình dục với người vợ hoặc người chồng hợp pháp của mình mà thôi. Thực tập điều tỉnh thức thứ ba có nghĩa là chúng ta ý thức bảo vệ hạnh phúc của cha mẹ, vợ chồng và con cái; chúng ta góp phần đem lại an lạc, niềm vui và tiếng thơm cho gia đình, cho dòng họ, cho làng xóm và cho cả xã hội. 
  
Vì sự tiếp nối dòng dõi Tông đường, người Cư sĩ phải có vợ, có chồng, có con và có cháu. Vì sự tiếp nối dòng dõi của các bậc Thánh, vì sự kế thừa, truyền thừa và thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp, thắp sáng lên ngọn đuốc của tình thương, người Xuất sĩ phải dành nhiều thời gian để lo việc tu học, hoằng pháp và giúp đỡ nhiều người. Những ai chọn đời sống xuất gia để sống đời sống an tịnh và thuần tịnh, thì không bị giađình và con cái ràng buộc. 
Điều tỉnh thức thứ tư là chúng ta tôn trọng sự thật và quý kính mọi người, trong đó có Ông bà, cha mẹ, thầy, bạn…Chúng ta không nói dối, không nói thêu dệt,[7]không nói đâm thọc,[8]không nói lời thô ác, không nói những tin mập mờ và không rõ ràng, không nói những lời mong cầu và lợi dưỡng, không nói những lời gây chia rẽ, mất hoà hợp, và mất đoàn kết[9]…Thực tập điều tỉnh thức thứ tư có nghĩa là chúng ta cẩn thận nói những lời chân thật, chân chánh, những lời nói tin tưởng, hoà hợp, hoà giải và hoà nhã, những lời nói từ ái, dịu ngọt, dễ nghe và dễ thương, những lời nói có giá trị hữu ích xây dựng và đem lại niềm tin, uy tín, hoà hợp, đoàn kết, và tình huynh đệ đích thực cho tự thân, cho tha nhân, cho gia đình, cho dòng họ, và cho đoàn thể rộng lớn của thế giới. 
Điều tỉnh thức thứ năm là chúng ta tôn trọng sự an lạc, bình yên, tịch tĩnh, vững chãi và thảnh thơi cho số đông, trong đó có mình, những người thân người thương của mình, và người hàng xóm. Chúng ta không uống các chất say, không hút thuốc lá, không xem phim, và tranh ảnhđ ồi trụy, đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng các chất nha phiến và ma túy. Thực tập điều tỉnh thức thứ năm có nghĩa là chúng ta không vi phạm vào các điều tỉnh thức trên, chúng ta tu tập các điều tỉnh thức tinh chuyên, chúng ta cẩn thận bảo vệ thân thể khỏe mạnh và tráng kiện, tinh thần minh mẫn và sáng suốt cho tự thân, và chúng ta góp phần xây dựng và đem lại uy tín, niềm an vui và hạnh phúc tới quê hương và xứ sở của mình. 
Hành trì Năm điều tỉnh thức ở trên một cách vững chãi, chúng ta không những giúp cho tự thân, mà còn giúp vô số chúng sinh trên hành tinh này. Chúng ta góp phần bảo vệ môi sinh và môi trường sống cho trái đất này, và xuyên qua sự thực hành của mình, chúng ta có thể đem lại những hoa trái an lạc, hạnh phúc và hòa bình đích thực cho thế giới nhân loại ngày nay.[10]

Hiểu rõ được như thế, hiện tại ta sống rất an bình, tương lai ta sống rất an lạc, ta sống rất nhẹ nhàng và thảnh thơi. An trú vững chãi trong giáo pháp của Đức Thế Tôn, ta sống không có sợ hãi và lo lắng gì cả. Dù cuộc đời vô thường, dù sanh già bệnh chết có xảy với đời ta trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ sát na nào, thân tâm ta vẫn bình thản, thong dong và tự tại. 
Dù cuộc đời vô thường
Dù sanh lão bịnh tử
Con có đường đi rồi
Không còn lo sợ nữa.[11]
Con có đường đi rồi có nghĩa là con chọn, thực tập và áp dụng pháp môn hành trì thích hợp với lời Phật dạy có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Là người sống tỉnh thức, chúng ta tu học và thực hành vững chãi lời Phật dạy, chúng ta thưởng thức và nếm được pháp lạc, hương vị an lạc và hạnh phúc thấm nhuần và tỏa mát thân tâm. Từ đây, chúng ta có thể góp phần đem lại hòa bình đích thực cho khắp nơi nơi.
Hương trong các loài hoa,
Không ngược bay chiều gió,
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay.”

(Pháp Cú, kệ số 54)

        Người đức hạnh là người hành giả có tu tập, có cuộc sống an vui và hạnh phúc, vững chãi và thảnh thơi. Người này có khả năng đem lại hòa bình đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này. Thực vậy, hương vị an lạc và giải thoát của vị ấy được sáng ngời và tỏa khắp muôn phương. Người đức hạnh có thể là một vị Phật hiện tại cũng như tương lai, có thể là mỗi chúng ta nguyện đi trên con đường an lạc và giải thoát tâm linh, nguyện thắp lên ánh sáng của tình thương, nguyện thắp lên ánh sáng của hòa bình cho số đông và nguyện nới rộng ý nghĩ hòa bình, lời nói hòa bình và việc làm hòa bình để đem lại những hoa trái tình thương và hòa bình cho thế giới.

     Hiểu và làm được như vậy, thì mỗi chúng ta là sứ giả hòa bình, mỗi chúng ta là đức Phật hòa bình, và mỗi chúng ta là hiện thân của hòa bình cho khắp mọi nơi và mọi chốn. Hòa bình có mặt đích thực cho tự thân và cho tha nhân khi nào mỗi chúng ta áp dụng, hành trì và an trú vững chãi vào giáo pháp của đức Thế Tôn. Mỗi chúng ta có thể thưởng thức hương vị an lạc và giải thoát ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.Từ đây, chúng ta có thể góp phần xây dựng người người hạnh phúc, nhà nhà yên vui, xã hội thanh bình và thịnh vượng trên khắp hành tinh này.
       Do đó, dù là những người Phật tử tại gia hay xuất gia, dù là những người Phật tử hay không phải Phật tử,chúng ta ý thức sâu sắc rằng chúng ta nguyện cùng nhau đi như một dòng sông, đi như một đàn ong, nguyện cùng nhau đi trên con đường hòa bình và nguyện cùng nhau nuôi dưỡng tâm từ bi để góp phần đem lại an vui và hạnh phúc cho số đông.       
        Hôm nay, học và nhớ lại những đức tính từ bi và trí tuệ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Vị hiện thân của hòa bình, chúng ta nguyện khơi dậy và phát triển những hạt giống thương yêu và hiểu biết, an vui và hạnh phúc nơi tâm thức bình an vì lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.
         Trong không khí trang nghiêm, long trọng, ấm áp và thanh bình, nhiều Chùa Việt Nam trên các nước Mỹ,Canada, Úc, Châu Âu và Việt Nam hội may mắn có đủ duyên lành cho phép họ thỉnh tượng Phật Ngọc tượng trưng cho đạo hòa bình thế giới về tôn trí tại Chùa khoảng một tuần hoặc mười ngày. Như vậy, những người Phật tử hoặc không phải Phật tử có một lần chiêm ngưỡng và quy kính tôn tượng nhằm nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng lên ngọn đuốc của tình thương, hãy cùng nhau thắp sáng lên ngọn đuốc của hòa bình, và hãy cùng nhau thắt chặt tình anh chị em để đem lại an vui và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc đời này.
           Kính chúc quý liệt vị an trú và thấm nhuần giáo pháp hòa bình của đức Thế Tôn để vun trồng và tưới tẩm hạt giống tình thương và hòa bình vì lợi ích cho chúng sanh muôn loài.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thích Trừng Sỹ





[1]  Hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết. Sống trong đời, nhưng đức Phật không bị đời làm ô nhiễm. Ngài đem lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc đích thực cho số đông ngay cuộc đời này.
[2]  Kinh A Hàm (Àgama). Xem http://www.thuvienhoasen.org/phatdan-92.htm
[3]  Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya). Xem http://thuvienhoasen.org/tangchi01-0114.htm
[4]  Xem S. V. 421-2; CDB. V. 1844-5.
[5]   Xem http://www.quangduc.com/luan/25thanhtinh07.html
[6]   Xem  http://www.thuvienhoasen.org/ttd-07a.htm
[7] Nói thêu dệt có nghĩa là tới người A mình nói người B là tốt, tới người B mình nói người A là tốt, và ngược lại. Không nói thêu dệt có nghĩa là mình nên nói chuyện an lạc và lợi ích cho mọi người. 
[8].  Nói đâm thọc có nghĩa là tới người này mình nói người kia là không tốt, tới người kia mình nói người này là không tốt. Không nói đâm thọc có nghĩa là chúng ta nên nói chuyện đạo để đem lại hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.   
[9].  Xem Kinh Tạp A Hàm, số 785.
[10].  Xem Thích Trừng Sỹ. Con Đường Giáo Dục Phật Giáo. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009, trang 118-134.
[11].  Thơ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

The Buddha – the Embodiment of Peace






       Upstream of the time more than twenty-six centuries ago, a historical and actual human being in the flesh was born in the world, about 624 BC in Lumbini of ancient India, present-day Nepal. That person, mainly Sakyamuni Buddha, King of peace, Messenger of peace, Embodiment of peace, was born to bring insight, love, peacefulness and authentic happiness to this world.










         According to philosophy of Brāhmaṇism as well as philosophies of other religions, humans are considered to have a very low position while a Brāhma, a creator or a god is considered to occupy a supreme position. Conversely, Buddhism always dignifies human beings as occupying the topmost position. Only human beings have the capacity to mindfully, steadily, and awakeningly embark on the path of peaceful joy and happiness. Apart from people, there are no beings on earth with the ability to replace and undertake such a noble task.



     Such a person that is motivated by high and good ideals is considered as the person of transforming Karma, transformation from common to holy, from bad to good, from evil to good, from suffering to joyfulness, happiness, etc. We know Buddha means the Awakened One or the Enlightened One. Wherever a person lives mindfully and awakeningly in his or her daily life, there the person will be an incarnate Buddha, that is to say, each of us that always dwells in the light of loving-kindness, compassion and wisdom of the World-Honored One. Such a person can bring peace to living things and living beings.

         When Prince Siddhārtha was born, he took his first steps on lotus[1] flowers, his right finger raised up to the sky, his left finger pointed down to the earth, and said: All over the world, of all beings, only (Atman in Sanskrit, Atta in Pāli language, meaning Ego or Self), or person, or human is uppermost, although all living beings have Buddha-nature.[2] According to Buddhist thought, first of all, Atman, indicating does not refer to a supreme god or a Brahma. Human that is written here refers mainly to the Enlightened One, SakyamuniBuddha, the Embodiment of Peace, who has the ability to overcome all sorrow, misery and suffering, to bring joyfulness, happiness and peace to the many. “A uniquely sentient being, an extraordinary person, appears in the world, out of peacefulness for the many, out of happiness for the many, out of peacefulness and happiness for gods and human beings – that being is mainly Sakyamuni Buddha.[3]



                Learning the history of Buddhism, we know that the Buddha’s life, which is the embodiment of love, of peacefulness, and of freedom, is always connected closely with living beings and the natural environment. The Buddha, who was born under the foot of Ashoka (sorrowless) tree in Lumbini,obtained enlightenment under the root of Bodhitree in Bodhgaya, preached the First Sermon (Dhammacakkappavattana Sutta) to the five brothers of Kondanna in Deer park (MigadàyaSarnath), and passed away under two Sala trees in Kusinàra.



         Depending on the natural environment to protect, to nurture and to water the seeds of love into peaceful minds for all beings, the Buddha, along with his disciples, set out to turn the Dharma Wheel in motion and to spread it all over the world, bringing flowers and fruits of love, insight and authentic peace, not only to people and animals, but also to plants, trees, forests, mountains, soils, rocks, rivers, canals, ponds, lakes, the ocean, etc. – all beings on earth.
               Indeed, when we have enough favorable conditions to learn and to practice the teachings of the Buddha, we shall certainly live our joyful and happy lives in every second and every minute of our existence. It is for the reason that in ancient times as well as in the present time, wherever the Buddha and his disciples appear to propagate the Dharma and to benefit sentient beings, in that place, joyfulness and peace were brought forth for all living things and living beings all around the planetIn the Dhammapada, verse No. 98 states:
"Whether in a village or in a mountain forest,
Or in a valley or on a high hill,
Wherever Arhat resides,
What countless delight there is!”
         Arhat (Holy One) is a cultivated, enlightened and liberated practitioner who leads a life of joyfulness and happiness and has the ability to dedicate flowers and fruits of peacefulness and happiness to all living things and living beings. Thus, we each are an Arhat, we each are a future Buddha and we each are a tranquil Dharma practitioner in order to bring the substance of love and understanding to the many. Doing so, we can contribute to building a realm of paradise and utmost bliss right here and now in the world.
         It is therefore true that wherever Buddhism and its tenets are spread, wherever the Buddha and his disciples go to propagate the Dharma, there local people are always tranquil and peaceful in both their bodies and minds, and with their families, borough, village and country. Since ancient Buddhism as well as modern Buddhism has never caused religious war nor shed a drop of blood for anyone, it has always brought peace to all insentient and sentient beings. If everyone practices and rightly applies to the Buddha’s teachings in their daily lives, peaceful joy and happiness will certainly be manifested and instilled, and softly cool their bodies and minds.

         Studying his teachings, we know during forty-five years of spreading the Dharma and saving sentient beings, the Buddha preached and taught his disciples many tenets, but that all of his teachings embrace a few main purposes, which are Suffering, the origin of suffering, the transformation of suffering, that is to say, happiness and the path leading to the transformation of suffering, bringing about joyfulness and happiness to the many all around the planet.”[4]  .


  
         This is why the Buddha is respected by the world through ten noble titles as follows: The Buddha, who is the leading Teacher of our peaceful and holy spirituality, is the worthiest to receive homage, is the One of understanding and love, is the One having enough virtue of conduct and insight, is the One attaining perfectly peaceful joyfulness and freedom, is the One penetrating the world, is the One having the ability to subdue people, is the Master of both gods and humans, is the fully-enlightened and awakened One, and is the One to be revered and respected by the world.”[5]


         During forty-five years, the real and useful teachings of the Buddha have been called the Dharma. “The Dharma that is well preached by the World-Honored One is very practical in the present, has value beyond the time and has the ability to persuade headstrong people, to have the power to transform the body and mind, to avoid and to extinguish the defilements of desire, anger, delusion, pride, doubt, wrong view, etc. A wise one that is able to cultivate oneself through practice transforms affliction, perceives the Dharma, comes and sees, comes and hears, comes and understands, comes and practices, and comes and enjoys flowers and fruits of peaceful joyfulness and liberation right in here and now in the present life.”[6]
          Owing to having enough good conditions to approach Buddhism and to become disciples of the World-Honored One, we are fortunate to have many opportunities to practice the Dharma in particular through the five awakening trainings below: 
“The first awakening training is that we respect all living beings’ lives, including humans, animals, even plants, trees, flowers, leaves, soils, rocks, etc. We do not kill, chop, burn and destroy forests, mountains, rivers, streams, ponds, lakes, the open sea, etc. Practicing the first awakening training means we are aware to take care to nurture our love toward all living beings, we contribute to protecting the environment and the lives of living things and living beings, and contribute to building a green, clean and beautiful planet.
The second awakening training is that we respect private and public assets, heritages, minerals and forest products, including gold, silver, gems, sewing needles, blades of grass, bells, wooden bells, timbers, etc. We do not steal and do not appropriate others’ belongings. Practicing the second awakening training means we are aware to spread our hearts of alms-giving toward the poor, the lonely and the needy. We exploit the sources of the natural resources in moderation so that generations of our descendants can continue to depend on them, and we contribute to conserving, maintaining and developing virtue, wealth and prosperity for our family and for the country.
The third awakening training is that we respect the integrity of the family, including spouses and children. We do not sexually abuse children, do not violate other people’s chastity, and only have sexual relations with our lawful spouse. Practicing the third awakening training means that we are aware to protect the happiness of our parents, spouses and children; we contribute to bringing peacefulness, feelings of joy and good repute to our family, relatives, village and society.
In order to connect the lineage of the clan temple, lay Buddhists should marry and have children and grandchildren. In order to continue the lineage of the sages and to inherit, descend, light up the torch of the Dharma and light up that of love, monastic Buddhists must spare much time to take care of cultivation, study, meditation, the spread of the Dharma and the help of many people. Those who take up the monastic life in order to live a calm and pure life, must not be bound by family and children ties.
The fourth awakening training is that we respect the truth and have estimable respect for everyone, including our grandparents, parents, teachers, friends, etc. We who do not tell a lie do not speak an embellishing word,[7] do not speak a piercing word,[8] do not speak a rough word, do not speak vague and unclear information, do not speak aspiring and avaricious words, do not speak words of creating dissension, discord and disharmony,[9] etc. Practicing the fourth awakening training means we are careful to say words of the truth, the right, those of confidence, harmony, reconciliation and gentleness, those of affection, softness, sweetness, easiness of hearing, and easiness of love, words of the useful value of building and bringing faith, prestige, harmony, solidarity, and love of authentic brotherhood and sisterhood to ourselves, to the others, to family, to relatives, and to the larger community of the world.
The fifth awakening training is that we respect peacefulness, tranquility, quietness, steadiness and carefreeness for the many, including us, our relatives, beloved ones, and neighbors. We do not drink alcoholic drinks, do not smoke, do not watch and see depraved films, pictures and photographs; especially we absolutely do not use opium and drugs. Practicing the fifth awakening training means that we do not violate the above awakening trainings, that we cultivate the conscious things mindfully, are careful to protect our healthy and wholesome bodies, our perspicacious and lucid minds for ourselves, and contribute to building and bringing prestige, the feeling of peaceful joyfulness and happiness to our native land and homeland.
By consistently practicing the five above-mentioned awakening trainings, we not only help ourselves, but also help innumerable living things and living beings on this planet. We contribute to protecting the environment and habitat for this earth, and through our practice, we can bring flowers and fruits of authentic peacefulness, happiness and peace to the world of humankind today.[10]
    Clearly understanding so, we live very tranquilly in the present, and very peacefully in the future. We live very gently and leisurely. Dwelling stably in the Dharma of the World- Honored One, we live without any fear and worry. Although life is impermanent, although birth, agedness, disease and death occur in our life in any circumstance, at any moment, our bodies and minds are still tranquil, leisurely and carefree.

“Though our life is impermanent,
Despite birth, old age, disease and death,
We who have already had the peaceful way,
Do not have worry and fear any longer.[11] ”

         We have already found the peaceful way, that is to say, we choose, practice and apply a training method consistent with the Buddha’s teachings with Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness and Right Concentration in our day-to-day life. As people living consciously, we cultivate, learn and practice the Buddha’s teaching steadily. We enjoy and taste the peaceful Dharma while the fragrance of joyful flavor and happiness is imbued and freshly pervades our bodies and minds. From here, we can contribute to bringing authentic peace to every place.
“The scent of flowers cannot blow against the wind,
but the fragrance of virtuous person against the wind pervades all directions.”
(Dhammapada, verse No. 54)


               A Virtuous person, who is a cultivated practitioner, leads a life of tranquil joy and happiness, steadiness and leisure. This person has the ability to bring authentic peace to himself and to others right in this life. Indeed, the perfume of his peacefulness and deliverance brightly shines and pervades all directions. A Virtuous person may be a present Buddha as well as a future Buddha, or may be each of us vowing to go on the path of peacefulness and spiritual emancipation, vowing to light up the light of love, vowing to light up the light of peace for the many, and vowing to widen peaceful thoughts, peaceful words and peaceful doings to bring flowers and fruits of love and peace to the world.

          Understanding and doing so, we each are a messenger of peace, we each are a Buddha of peace, and each of us is the personification of peace for everywhere and every place. Peace is authentically present for oneself and for others when we each apply, practice and dwell solidly in the Dharma of the World-Honoured One. We each can enjoy the scent and taste of peace and freedom right here and right now in the present life. From here, we can contribute to building every person of happiness, every family of joyful quiet, society of tranquility and prosperousness on over the planet.                 
        Therefore, whether we are lay Buddhists or monastic Buddhists, whether we are Buddhists or non-Buddhists, we are deeply aware that we vow together to flow like a river, to fly like a swarm of bees, vow together to go on the path of peace, and vow together to nurture our hearts of loving-kindness and compassion so that we can contribute to bringing tranquil joyfulness and happiness to the many.
          Today, learning and recalling the qualities of loving-kindness, compassion and wisdom of Lord Sakyamuni Buddha – the embodiment of peace, we vow to arouse and develop the seeds of love and understanding, joyful tranquility and happiness in our peacefully conscious minds out of the benefit for ourselves and for many people right in this life.

       
         In the atmosphere of solemnity, ceremonial, warmth and serenity, many Vietnamese Buddhist pagodas in America, Canada, Australia and Vietnam have been fortunate enough to have good conditions to enable them to invite the Jade Buddha Statue symbolizing religion of world peace to come to be displayed at the Temple for about a week or ten days. Thus both Buddhists or non-Buddhists have had a chance to admire and pay homage to the respected statue in order to remind each of us to together light up the torch of love, together light up that of peace, and together tighten brotherhood and sisterhood to bring joyful tranquility and happiness to oneself and others right in this life.

          May all of you reside in and be imbued with the peaceful Dharma of the World-Honored One to cultivate and water the seeds of love and peace out of the benefit to all living things and living beings.
Namo Sakyamuni Buddha - Our Original Master
By Ven. Thich Trung Sy








[1]  Lotus symbolizes the purity. Living in the world, but the Buddha is not polluted by the world. He brings authentic peace, peacefulness, and happiness to the many right in this life.  
[2]  See Àgama Sutras and http://www.thuvienhoasen.org/phatdan-92.htm
[3] See Anguttara Nikàya and http://thuvienhoasen.org/tangchi01-0114.htm
[4]   See S. V. 421-2; CDB. V. 1844-5.
[7]   Speaking embellishing word means going to person A we say Person B is good and going to person B we say person A is good, and vice versa. Not speaking embellishing word means we should say the peaceful and helpful matters to everybody. 
[8]  Speaking piercing word means going to this person we say that person is not good, going to that person we say this person is not good. Not speaking piercing word means we should say the Dharma things to bring happiness to ourselves and to the others right in the world.    

[9]   See Samyuktāgama Sūtra, N. 785.
[10]    See Thich Trung Sy. The Path of Buddhist Education. Ha Noi: Religious Publishing House, 2009, p. 118-134.
[11]   Zen Master Thich Nhat Hanh’s Meditative poem.

Vu Lan

Vu Lan

VuLan_Eng

VuLan_Eng

Thư Mời Tết 2020 Vietnamese & English

hinhPhat_banhxePhap

titlesvideosKyHoi_fromFBook



08/26/2019: "Video Sinh Hoạt Mới tại Chùa Pháp Nhãn Nam Ky Hoi (New Activity Videos of New Year 2019 at Phap Nhan Temple)













FaceBookVideos




How to Share With Just Friends How to share with just friends.
Posted by Facebook on Friday, December 5, 2014
https://www.facebook.com/thichtrungsy.dharmacakkhu/videos/2068622586558341/ https://www.facebook.com/100004392589441/videos/1171591599663915/

PhapNhanTemple's Activities



08/25/2019: "Phim Lễ Vu Lan tại Chùa Pháp Nhãn ngày 25 tháng 08 năm 2019. Video of Parents' Day at Phap Nhan Temple on Sunday August, 25, 2019.
08/25/2019: "Hình ảnh Lễ Vu Lan tại Chùa Pháp Nhãn ngày 25 tháng 08 năm 2019. Photos of Parents' Day at Phap Nhan Temple on Sunday August, 25, 2019.
06/03/2019: "Hình ảnh Lễ Phật Đản tại Chùa Pháp Nhãn ngày 2 tháng 06 năm 2019. Photos of Vesak at Phap Nhan Temple on Sunday June, 2, 2019.
06/12/2019: "Hình ảnh Lễ Tạ Ơn tại Chùa Hạnh Nguyện ngày 24 tháng 11 năm 2018. Photos of Thanksgiving at Hanh Nguyen Temple on Sunday Nov, 25, 2018.
11/22/2018: "Videos Hoằng Pháp của Thich Trừng Sỹ Videos of Ven. Thich Trừng Sỹ's Propagation.
05/23/2018: "Hình ảnh Lễ Phật Đản tại Chùa Pháp Nhãn ngày 20 tháng 5 năm 2018. Photos of Vesak at Pháp Nhãn Temple on Sunday May, 20, 2018.
04/4/2018: "Video sinh hoạt Mùa Xuân Vía Quan Âm tại Chùa Pháp Nhãn. Video Dharma Talks of Memorial Day Quan Âm at Pháp Nhãn Temple.
03/16/2018: "Những Video sinh hoạt Mùa Xuân Mậu Tuất tại Chùa Pháp Nhãn. Video Dharma Talks of Lunar Year of the Dog at Pháp Nhãn Temple.
03/15/2017: "QUÝ SƯ CÔ PHÁP HUỆ, PHÁP TỪ, VIÊN CÁT và Phái Đoàn có duyên lành viếng thăm Chùa Pháp Nhãn, Thái, và Tích Lan ở Austin nhân dịp Xuân 2018. A groups of Nuns and lay Buddhists goes on a pilgrimage and visit to Pháp Nhãn Temple, Thai Temple, and Sri Lanka Temple in Austin on occasion of Spring of the Happy Lunar New Year 2018 Spring of Suchness (Tathatā)
03/10/2017: "PHẬT TỬ HÀNH HƯƠNG THĂM CHÙA PHÁP NHÃN, THÁI, VÀ TÍCH LAN TẠI AUSTIN XUÂN MẬU TUẤT 2018 Everyone goes on a pilgrimage and visit to Pháp Nhãn Temple, Thai Temple, and Sri Lanka Temple in Austin on occasion of Spring of the Happy Lunar New Year 2018 Spring of Suchness (Tathatā)
11/27/2017: "Hình Ảnh Khóa Tu Tạ Ơn tại Chùa Pháp Thứ Bảy 25-11-2017 " Photos of Winter Thanksgivings Retreat at Phap Nhãn Temple in Austin on Saturday Nov. 25, 2017.
8/15/2017: "Thư cám ơn và Hình Ảnh Gây Qũy xây dựng Chùa Pháp Nhãn tại nhà hàng Kim Sơn Chủ Nhật 13-08-2017 Video Dharma Talk "Letter of thanks and photos at Kim Sơn Restaurant in Houston on Sunday, August 13, 2017
7/12/2017: "Video Thầy Trừng Sỹ Giảng "Ý nghiã Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm" tại Phật Ân Đạo Tràng July-09-2017 Video Dharma Talk "The Meaning of Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm" at Phật Ân Temple July-09-2017
6/12/2017: "Video Thầy Trừng Sỹ Giảng tại Từ Bi Đạo Tràng Temple June-03-2017 Video Dharma Talk at Từ Bi Đạo Tràng Temple June-03-2017
6/2/2017: "Video Lễ Phật Đản at Pháp Mhãn Temple May-28-2017 Video of Vesak Ceremony at Pháp Mhãn Temple on Sunday May 28 /2017
6/2/2017: "Hình ảnh Lễ Vesak tại Chùa Pháp Nhãn lần thứ 2641, năm 2017. The Vesak Day photos at Phap Nhan Temple on May 28, 2017.
5/17/2017: "Hình ảnh Lễ Hằng Thuận at Pháp Mhãn Temple May-4-2017 Photos of Wedding at Pháp Mhãn Temple on Sunday May 4 /2017
javascript:void(0)
3/27/2017: "Hình ảnh Khóa Tu at Pháp Mhãn Temple 26-3-2017 Photos of Spring Retreat at Pháp Mhãn Temple on Sunday Mar. 26 /2017
2/28/2017:Video "Lễ Giao Thừa Xuân Đinh Dậu 01/27/2017 at Pháp Mhãn Temple Video of "New Lunar Year Eve 01/27/2017 at Pháp Mhãn Temple
2/21/2017: "Hình ảnh hành Hương at Pháp Mhãn Temple Photos of "New Year at Pháp Mhãn Temple on Sunday Feb. 12 /2017
12/12/2016:Video "Khóa Tu Tạ Ơn 27/11/2016 at Pháp Mhãn Temple Video of "Thanksgiving Retreat at Pháp Mhãn Temple on Sunday Nov. 27, 2016
11/14/2016:Lễ Hằng Thuận 12-11-2016 tại Chùa Pháp Nhãn Photos of The Wedding Ceremony at Pháp Nhãn Temple on November 12, 2016
10/27/2016:Video "Tỳ-xá-khư, nữ thí chủ hộ Pháp đắc lực-Thầy Trừng Sỹ giảng tại chùa Hải Đức - Houston - TX. Video of "Visakha" by Ven. Thích Trừng Sỹ in October, 2016 at Hải Đức Temple - Houston - TX.
09/27/2016:Video "Buổi Sáng An Lành-Thích Trừng Sỹ tại Chùa Pháp Nhãn Video of "Peaceful Morning" by Ven. Thích Trừng Sỹ on Sept. 17, 2016 at Pháp Nhãn Temple.
09/10/2016:Video Lễ Quy Y 27-8-2016 tại Chùa Pháp Nhãn Video of Ceremony of Taking Refuge in Three Jewels on August 27, 2016 at Pháp Nhãn Temple.
08/26/2016:Video Lễ Vu Lan 14-8-2016 tại Chùa Pháp Nhãn Video of Vu Lan Ceremony August 14, 2016 at Pháp Nhãn Temple.
08/15/2016:Hình Ảnh Lễ Vu Lan 21-8-2016 tại Chùa Hội Phước - New Mexico Photos of Vu Lan Ceremony August 21, 2016 at Hoi Phuoc Temple - New Mexico
08/15/2016:Hình Ảnh Lễ Vu Lan 14-8-2016 tại Chùa Pháp Nhãn Photos of Vu Lan Ceremony August 14, 2016 at Pháp Nhãn Temple
07/3/2016:Thiền Tập tại Chùa Pháp Nhãn Meditation practice at Pháp Nhãn Temple
06/31/2016:Khóa Tu An Cư Kiết Hạ cho chư vị xuất Sĩ và cư Sĩ 10 ngày tại Niệm Phật Đường ở Fremont, CA 2016 thật là hùng tráng, hạnh phúc, an vui, ý nghĩa, và thú vị. A 10-Day- Vassa - Summer Retreat for the Sangha at Niem Phat Duong Dharma Center in Fremont, CA in the year 2016 is so strongly noble, joyful, happy, meaningful, and interesting.
06/30/2016:Chư vị xuất Sĩ có duyên lành thăm viếng tôn tượng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và các tôn tượng khác ở Oakland, CA tháng 6 2016. The Sangha has a good opportunity to visit Zen Master Thích Nhất Hạnh's respectful statue and others' different statues in Oakland, CA in June, 2016.
06/28/2016:Rải Tâm Thương Yêu - Spreading compassion heart in June 2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ Chư vị xuất Sĩ và cư Sĩ có duyên lành viếng thăm và rải tâm từ tới những người thân người thương tại Viện Dưỡng Lão ở San Jose, CA tháng 6 năm 2016.
06/11/2016: video Pha1p Thoa5i "Chân Hạnh Phúc" tại Chùa Pháp Nhãn-TX 6/2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ - Video of Dharma Talk "The Happiness" in June 2016 at Pháp Nhãn Temple on Sunday June 11 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
06/02/2016: video Lễ Phật Đản 2016 tại Chùa Pháp Nhãn-TX 29/5/2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ - Video of The Vesak Day Ceremony 2016 at Pháp Nhãn Temple on Sunday May. 29 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
05/30/2016: Lễ Quy Y 2016 tại Chùa Pháp Nhãn-TX 29/5/2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ - The Ceremony of Taking Refuge 2016 at Pháp Nhãn Temple on Sunday May. 29 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
05/30/2016: Lễ Phật Đản 2016 tại Chùa Pháp Nhãn-TX 29/5/2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ - The Vesak Day Ceremony 2016 at Pháp Nhãn Temple on Sunday May. 29 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
04/3/2016: Video Khóa Mùa Xuân (Lễ Vía Đức Mẹ HIền Quan Thế Âm) tại Chùa Pháp Nhãn-TX 27/3/2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ (Video of Spring Retreat (Compassion Mother Quan Thế Âm's Ceremorial Day) at Pháp Nhãn Temple on Sunday Mar. 27 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
03/4/2016: Video Hành Hương tại Chùa Pháp Nhãn-TX ngày 28 tháng 2 năm 2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ (Video of Lay Buddhists from Houston visiting at Pháp Nhãn Temple on Sunday Feb. 28, 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
03/1/2016: Video Hành Hương tại các Chùa Austin-TX ngày 28 tháng 2 năm 2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ (Video of Lay Buddhists from Houston visiting at Temples in Austin on Sunday Feb. 28, 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
02/29/2016: Hành Hương tại Chùa Pháp Nhãn ngày 28 tháng 2 năm 2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ (Lay Buddhists from Houston visiting at Phap Nhan Temple on Sunday Feb. 21, 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
02/24/2016: Hành Hương tại Chùa Pháp Nhãn ngày 21 tháng 2 năm 2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ (Lay Buddhists from Houston visiting at Phap Nhan Temple on Sunday Feb. 21, 2016 by Ven. Thích Trừng Sỹ)
02/21/2016: Cầu An - Xuân tại Chùa Pháp Nhãn Hôm nay ngày Rằm tháng Giêng Âm Lịch năm Bính Thân 2016, quý Phật tử có đủ duyên lành về Chùa Pháp Nhãn và Chùa Thái để lạy Phật, Pháp, và Tăng. (Today, the Full Moon of Lunar January of the Monkey Year 2016, everyone has enough good opportunity to visit and come to Phap Nhan Temple and Thai Temple in order to pay homage to the Buddha, the Dharma, and the Sangha.)
02/17/2016: Thầy Trừng Sỹ giảng về Cầu An - Xuân tại Chùa Pháp Nhãn ngày 14 tháng 2 năm 2016 (Dharma Talk about Praying for Peacefulness - Spring 2016 at Phap Nhan Temple by Ven. Thích Trừng Sỹ)
02/16/2016: Hành Hương tại Chùa Pháp Nhãn ngày 10 tháng 2 năm 2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ (Lay Buddhists from Houston visiting at Phap Nhan Temple by Ven. Thích Trừng Sỹ)
02/12/2016: Hình Ảnh Tết – XUÂN DI LẶC – 2016 Tết tại Chùa Pháp Nhãn By Ven. Thích Trừng Sỹ (Photos of Maitreya Spring 2016 at Phap Nhan Temple by Ven. Thích Trừng Sỹ)
02/10/2016: Lễ Quy Y và Giao Thừa đón năm Bính Thân tại Chùa Pháp Nhãn ngày 8 tháng 2 năm 2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ (Photos of New Year's Eve at Phap Nhan Temple by Ven. Thích Trừng Sỹ)
02/09/2016: Lễ Quy Y và Giao Thừa đón năm Bính Thân tại Chùa Pháp Nhãn ngày 8 tháng 2 năm 2016 By Ven. Thích Trừng Sỹ (Video of New Year's Eve at Phap Nhan Temple by Ven. Thích Trừng Sỹ)
1/19/2016: Thầy Trừng Sỹ giảng Nương Tựa An Vui (Video preached by Ven. Thích Trừng Sỹ)
1/18/2016: Thầy Trừng Sỹ giảng Ý Nghĩa Niệm Phật (Video of Dharma talk "The Meanings of Reciting Buddha's Name" by Ven. Thích Trừng Sỹ)
1/17/2016: Khóa Tu Bồ Đề Diệp được tổ chức tại Ngôi Nhà Nguyện và Chùa Tây Tạng ở thành phố Seattle, tiểu bang Wanshington. Trong Khóa Tu này, chư vị xuất Sĩ và cư Sĩ cùng tham gia thiền tập, tụng Kinh, Pháp thoại, và pháp đàm rất là an lạc. (A Retreat of Bodhi Leaf was held at a Chapel House and at Tibetan Temple in Seattle, Washington State. In the Retreat, the Monastics and lay people attended meditation practice, Sutra chanting, dharma talk, and dharma discussion so peacefully.)

bai hat Xuan Hạnh Phúc







Chanting at Phap Nhan




Song Here and Now movie



chuongtrinhthưVN

chuongtrinhthưVN

chuongtrinhSaturday

chuongtrinhSaturday

chuongtrinhhangtuanVN

chuongtrinhhangtuanVN

chuongtrinhhangtuan_ENG

chuongtrinhhangtuan_ENG

Thầy Trừng Sỹ Giảng Chùa Bảo Quang

PhatDanPosters

Donation Button

HINH AVARTA.PHOTO



New Year 2014

Lời Chúc ThanksGiving

New from Pháp Nhãn

Bấm vào xem thêm các bài viết(Please click thumnails to Read More Thich Trung Sy's Writings)

slideshow

Created with picasa slideshow.
Created with picasa slideshow.

Popular Posts

VIDEOS REVIEWS

RECENT WRITINGS

hoatraituhoc slideshow

Created with picasa slideshow.

My Blog List

Happy Vasak

NHÌN PHẬT ĐẢN QUA CON MẮT THIỀN QUÁN- BY VEN. THÍCH TRỪNG SỸ